Loại trái cây bí ẩn giữa rừng Amazon: Nhìn giống khế, ăn thơm ngọt mà suốt 50 năm không ai biết là quả gì
Loài cây này có những đặc điểm rất kỳ lạ, trông giống một loài thực vật khác nhưng lại sở hữu quả và cành lá hết sức khác biệt.
Rừng Amazon vốn là một nơi đầy rẫy những bí ẩn, bởi nó có hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh này. Nhưng bên trong những bí ẩn ấy, có một loại trái cây rất nổi bật. Nó mọc lên giữa một rừng thực vật khổng lồ. Và dù đã rất quen thuộc với thổ dân Machiguenga, giới khoa học đã mất gần 50 năm rồi vẫn chưa biết nó chính xác là loại quả gì.
"Thực sự nhìn không có gì đặc biệt, nhưng thực ra nó là một loài cây hết sức bí ẩn, với những đặc điểm pha trộn giữa nhiều họ thực vật," - Robin Foster từ Viện Smithsonian, người nghiên cứu loài cây này từ năm 1973 cho biết.
"Thông thường tôi chỉ cần nhìn lướt qua là đủ để biết một loài cây thuộc họ gì. Nhưng riêng với nó, tôi chịu."
Loài cây bí ẩn giữa rừng Amazon
Giữa khu rừng ngập mặn của sông Manu (Peru), loài thực vật có hoa này mọc lên cả vào cuối mùa khô lẫn mùa mưa. Nó đơm hoa, rồi kết lại thành một loại quả nhỏ có màu vàng cam, với hình dạng hình ngôi sao 5 cánh - tựa như quả khế của Việt Nam.
Loại quả này ăn rất ngon, có vị ngọt và mọng béo như kem. Nhưng dẫu có ngon đến mức nào, chẳng ai biết nó thực sự thuộc về loài cây gì. Foster cho biết tất cả những nhà khoa học được ông đưa mẫu cây này cho xem đều cảm thấy khó hiểu. Họ không thể tìm ra họ gốc của loài cây này.
"Tôi thậm chí đã sử dụng những kỹ thuật tinh tế nhất, như luộc nhuỵ hoa, chụp ảnh phấn hoa. Vậy mà vẫn không thể biết," - nhà thực vật học từ Bảo tàng Field, Nancy Hensold cho biết.
Những nỗ lực phân tích gene ban đầu đều thất bại vì các mẫu cây đã khô và hỏng kết cấu di truyền. May mắn là sau này, nhà sinh thái học Patricia Álvarez-Loayza từ Công viên Quốc gia Manu đã thu thập được một số mẫu vật tươi hơn. Kể từ đây, các phân tích gene cuối cùng đã xác định được loài cây này thuộc một họ thực vật ở Trung và Nam Mỹ, có tên Picramniaceae.
Vấn đề là, trông nó và các loài cây họ này... chẳng giống nhau chút nào!
"'Cái quái gì vậy?' Tôi đã thốt lên như thế đấy," - nhà thực vật học từ New York Wayt Thomas nhớ lại. "Trông chúng không giống cái họ này một chút nào."
Hoa của loài cây này có một số đặc điểm giống với loài cây Nothotalisia - cũng cùng họ Picramniaceae và mọc cùng khu vực. Tuy nhiên, lá và quả của chúng lại khác nhau hoàn toàn. Nhưng các chuyên gia sẽ không thể kết luận đây là một loài cây mới, vì nó có thể là một dạng đột biến.
Phải cần đến kết quả phân tích gene, các nhà khoa học mới xác định được rằng chúng thực chất thuộc về một chi thực vật khác, được các nhà khoa học gọi là Aenigmanu, có nghĩa là "bí ẩn vùng Manu".
Vậy là rốt cục sau 50 năm, các nhà khoa học cuối cùng cũng nhận định được đây là một loài cây mới. Nó được đặt tên là alvareziae, nhằm vinh danh nhà sinh thái học Álvarez-Loayza.
"Vì nó thuộc họ Picramniaceae, giờ chúng tôi sẽ bắt đầu truy tìm các hợp chất bên trong có tiềm năng làm thuốc chống ung thư - cũng chính là đặc điểm của họ thực vật này."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Taxon.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
