Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật

Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật do các nhà khoa học Phần Lan bào chế sẽ được trộn vào thức ăn của ong chúa và truyền khả năng kháng bệnh cho tất cả các thế hệ ong tương lai.

Theo smithsonianmag.com, các nhà khoa học ở Đại học Helsinki (Phần Lan) đang bào chế loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật. Thuốc sẽ được trộn vào thức ăn của ong chúa và truyền khả năng kháng bệnh cho tất cả các thế hệ ong tương lai.

Vắc xin PrimeBEE nhằm phải bảo vệ những con ong mật khỏi một căn bệnh có tên "thối ấu trùng châu Mỹ" do vi khuẩn Paenibacillus larvae gây ra.


Vắc xin này liên kết với các phân tử thành tế bào vi khuẩn và sau đó kích thích phản ứng miễn dịch của ong.

Mặc dù bệnh chỉ ảnh hưởng đến ấu trùng dưới 3 ngày tuổi, nhưng đây là căn bệnh nguy hiểm. Đồng thời, vi khuẩn hình thành hàng triệu bào tử trong cơ thể của mỗi ấu trùng chết. Ong khi dọn tổ và loại bỏ ấu trùng chết, lại làm lây lan bào tử ra khắp tổ ong. Khi hầu hết ấu trùng chết vì bệnh và đàn ong suy yếu, những con ong từ tổ ong lân cận xâm nhập vào tổ ong bị nhiễm bệnh để đánh cắp mật ong và căn bệnh này có thể tiếp tục lây lan rộng.

Các nhà khoa học đã đạt được một số thành công trong điều trị bệnh với sự trợ giúp của các loại thuốc kháng sinh đặc biệt, nhưng do thực tế là các bào tử vi khuẩn vẫn tồn tại trong một thời gian rất dài (đến 40 năm) nên các cơ quan thú y giám sát yêu cầu diệt hết các tổ bị nhiễm bệnh bằng cách đốt cháy.

Vắc xin do các nhà khoa học Phần Lan bào chế có sử dụng protein vitellogenin, liên kết với các phân tử thành tế bào vi khuẩn và sau đó kích thích phản ứng miễn dịch của ong. Những người bào chế vắc xin đã thành công trong việc khiến ong chúa, nhận được vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn đã chuyển protein vitellogenin biến đổi cho thế hệ sau. Nhờ đó, hệ miễn dịch của ấu trùng ong đã nhận biết mầm bệnh và trở nên kháng bệnh.

Hiện tại vắc xin đang được thử nghiệm và chưa xuất hiện trên thị trường. Các nhà sản xuất sẽ phải quyết định xem họ sẽ cung cấp cho khách hàng một loại vắc xin dưới dạng thức ăn cho ong chúa hay chỉ đơn giản là bán những con ong ​​chúa đã nhận được khả năng kháng bệnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai họ sẽ có thể cải tiến loại vắc xin của mình để có thể giúp bảo vệ ong khỏi các bệnh khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News