Loài vật có chân dài nhất thế giới vừa bị các nhà khoa học làm lùn đi một nửa

Maci Currin, một cô gái 18 tuổi người Mỹ hiện đang giữ kỷ lục người có đôi chân dài nhất thế giới. Currin cao 2,08 mét và có chân dài hơn 135 cm (tương đương 60% chiều cao cơ thể).

Nhưng dù gì, con người cũng không thể nào cạnh tranh nổi với những loài động vật chân đốt trong việc so sánh tỷ lệ chiều dài chân với kích thước cơ thể. Trong thế giới động vật, nhắc đến chân dài là chúng ta phải nhắc đến loài Phalangium opilio hay nhện ba ba chân dài (daddy long-legs arachnid).


Nhện ba ba chân dài.

Những con vật này có thể sở hữu 4 cặp chân dài gấp 10 lần thân người, biến nó trở thành nhà vô địch chân dài trong thế giới động vật. Độ dài của 8 chi đem đến lợi thế lớn cho nhện ba ba trong những chuyến đi săn.

Thức ăn của chúng thường là sâu bệnh lây nhiễm đậu tương, một lí do khiến loài nhện này được ví như người bạn của nhà nông. Ngoài ra, những cặp chân quá khổ của chúng cũng được nhiều nhà làm phim lấy làm nguyên mẫu cho các sinh vật ngoài hành tinh của họ.


Nhện ba ba được các nhà làm phim lấy làm nguyên mẫu cho các sinh vật ngoài hành tinh.

Thế nhưng, đó là trước khi nhện ba ba chân dài gặp phải các nhà di truyền học tại Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ. Trong một nghiên cứu, họ đã bắt một vài con nhện này, chỉnh sửa gene để khiến chúng bị lùn đi mất một nửa.

Công việc được thực hiện bằng cách theo dõi phôi của những con nhện ba ba chân dài con. Các nhà khoa học nhận thấy có 3 gene hoạt động giúp chân của phôi nhện dài ra dưới kính hiển vi.

Bằng một kỹ thuật chỉnh sửa gene được gọi là can thiệp RNA, họ đã tắt thành công 3 gene này, khiến chân của những con nhện ngắn lại chỉ còn một nửa. Một số chân của chúng thậm chí còn ngắn đến nỗi biến thành pedipalp, hay các chi nhỏ gần miệng chỉ dùng để cầm nắm thức ăn.

Nhưng tại sao các nhà khoa học lại làm vậy?


Kỹ thuật chỉnh sửa gene giúp quan sát lại quá trình tiến hóa của loài này.

Guilherme Gainett, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là một nhà di truyền học tại Đại học Wisconsin cho biết: Sự hiệu quả của kỹ thuật can thiệp RNA vào loài Phalangium opilio cho phép họ có thể quan sát lại quá trình tiến hóa của loài này.

"Bộ gene của nhện ba ba chân dài có tiềm năng to lớn giúp làm sáng tỏ lịch sử phức tạp của quá trình tiến hóa, cách loài nhện này phát triển các đặc điểm cơ thể của chúng cũng như có được những đôi chân dài độc đáo", Gainett viết.

Trong tương lai, kỹ thuật tương tự có thể được sử dụng để tìm hiểu các loài sinh vật khác đã phát triển được các bộ phận cơ thể như thế nào? Chẳng hạn như tại sao bọ cạp lại biến hai chi trước của nó thành những chiếc càng khổng lồ?

Các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những con bọ cạp không càng hoặc có càng nhỏ nhờ kỹ thuật can thiệp RNA.


Những con Phalangium opilio thì chỉ có thân người với một đoạn hình bầu dục.

Trên thực tế, Phalangium opilio không thực sự là một loài nhện mà có họ hàng gần hơn với bọ cạp. Một vài đặc điểm giúp phân biệt Phalangium opilio với nhện là chúng không thể nhả tơ và cũng không có tuyến độc.

Nhện thì thường chia cơ thể chúng thành hai phần, nhưng những con Phalangium opilio thì chỉ có thân người với một đoạn hình bầu dục.

Trong bước nghiên cứu tiếp theo, Gainett và các cộng sự muốn tìm hiểu liệu các loài nhện có tiến hóa giống với con đường của Phalangium opilio hay không. Liệu từng nhóm động vật chân đốt có sự khác biệt nào trong những gene làm dài chân này?

"Nhìn về phía trước, mối quan tâm tiếp theo của chúng tôi là tìm hiểu cách bộ gene tạo ra được các đặc điểm bên ngoài của loài nhện, chẳng hạn như nanh nhện và bọ cạp. Chúng tôi cũng muốn tận dụng kỹ thuật gene để phát triển thêm những sinh vật chuyển gene đầu tiên", Gainett nói.

Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News