Loài vật kỳ lạ được coi là "anh cả" của mọi loài có xương sống

Các nhà khoa học cho rằng, từ những động vật có dây sống sơ khai tương tự như lưỡng tiêm, các loài cá có xương sống đầu tiên đã hình thành.

Thuộc phân ngành Sống đầu (Cephalochordata), lưỡng tiêm (Branchiostoma lanceolatum) là một loài động vật kỳ lạ, được xếp vào dạng trung gian giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Loài vật kỳ lạ được coi là anh cả của mọi loài có xương sống
Lưỡng tiêm có một con mắt duy nhất phía trước trán.

Được tìm thấy trong chất nền mềm ở vùng biển nông, lưỡng tiêm dài 5-6 cm khi trưởng thành. Loài này có một cơ thể thon dài, dẹt hai bên và nhọn hai đầu. Chúng có dây sống kéo dài toàn bộ chiều dài của cơ thể cùng hệ thống dây thần kinh tỏa ra, nhưng không có xương sống.

Lưỡng tiêm có một con mắt duy nhất phía trước trán, hoạt động như cảm biến ánh sáng chứ không ghi nhận được hình ảnh. Miệng chúng ở mặt dưới của cơ thể, được bao quanh bởi một chùm 20 hoặc 30 lông gai hoặc phần phụ cảm giác thanh mảnh, phù hợp với việc tìm thức ăn là sinh vật phù du.

Ruột lưỡng tiêm chạy ngay dưới dây sống, kéo dài từ miệng đến hậu môn, ở phía dưới của cái đuôi nhọn. Có một vạt giống như vây xung quanh đuôi. Sinh vật này bơi bằng cách uốn lượn toàn bộ cơ thể trong môi trường nước.

Loài vật kỳ lạ được coi là anh cả của mọi loài có xương sống

Loài vật kỳ lạ được coi là anh cả của mọi loài có xương sống
Đôi khi lưỡng tiêm được coi như một loài cá nguyên thủy.

Lưỡng tiêm sinh sản khi đạt tuổi đời từ 2 đến 3 năm. Mỗi năm một lần chúng tụ tập thành từng khối dưới đáy biển để đẻ trứng. Trứng đẻ ra được thụ tinh bên ngoài. Giai đoạn đầu tiên sau khi nở, ấu trùng trùng lưỡng tiêm trông giống một con sâu, sống bám trên giá thể. Theo thời gian, chúng dài và dẹp hơn, các bộ phận cơ thể phân hóa để trở thành một sinh vật bơi tự do.

Trong tự nhiên, lưỡng tiêm phân bố ở đông Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen. Sau khi kênh đào Suez được xây dưng, chúng đã xâm nhập vào phía Bắc của Ấn Độ Dương và bờ biển Đông Phi.

Các nhà khoa học cho rằng, từ những động vật có dây sống sơ khai tương tự như lưỡng tiêm, các loài cá có xương sống đầu tiên đã hình thành. Vì vậy, đôi khi lưỡng tiêm được coi như một loài cá nguyên thủy.

Với sự hiện diện phổ biến ở các vùng biển và vị trí đặc biệt trong cây tiến hóa sinh giới, trong nhiều năm qua, lưỡng tiêm đã được sử dụng làm sinh vật mẫu để nghiên cứu sự tiến hóa của động vật có xương sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có

Có "bầu" nhưng không phải sản phụ, được mệnh danh là sinh vật đến từ địa ngục nhưng nó lại vô hại

Nhện vốn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi loài vật này có ngoại hình không mấy thân thiện.

Đăng ngày: 18/05/2022
“Hy sinh” vì khoa học, chuột thí nghiệm bị stress nặng nề

“Hy sinh” vì khoa học, chuột thí nghiệm bị stress nặng nề

Hiện nay có hơn 120 triệu chuột thí nghiệm được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhiều trong số chúng đã quá quen với việc nghiên cứu các tình trạng bệnh như ung thư, viêm khớp và đau mãn tính.

Đăng ngày: 18/05/2022
Khám phá mới: Mèo có khả năng

Khám phá mới: Mèo có khả năng "nghe lén" giống con người

Những nghiên cứu mới cho thấy loài mèo có thể làm được nhiều hơn những gì mà chúng ta được biết về chúng.

Đăng ngày: 18/05/2022
Linh ngưu: Loài vật mang thân hình của bò tót, trông thì có vẻ hiền lành nhưng lại dữ tợn hơn hổ báo

Linh ngưu: Loài vật mang thân hình của bò tót, trông thì có vẻ hiền lành nhưng lại dữ tợn hơn hổ báo

Linh ngưu, hay còn gọi là trâu rừng Tây Tạng, là một loài động vật có hình dạng nửa giống cừu nửa giống trâu bò phân bố tại phía đông dãy Himalaya.

Đăng ngày: 17/05/2022
Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Còn điều gì bất ngờ hơn một loài nhện vốn không có mang để thể thở dưới nước, nhưng vẫn sống, săn mồi, thậm chí sinh sản được ở dưới nước?

Đăng ngày: 17/05/2022
Chuyện gì đã xảy ra với đàn cá hồi trong hành trình ở

Chuyện gì đã xảy ra với đàn cá hồi trong hành trình ở "hộp đen" bí ẩn?

Việc nước biển ấm lên do tác động của biến đổi khí hậu đã khiến các mô hình dự báo sản lượng cá hồi ở bắc Thái Bình Dương không còn chính xác.

Đăng ngày: 15/05/2022
Kỳ lạ cách các chuyên gia cho rắn 2 đầu ăn uống

Kỳ lạ cách các chuyên gia cho rắn 2 đầu ăn uống

Mỗi khi cho rắn 2 đầu ăn, các chuyên gia phải dùng chiếc cốc uống nước chặn đầu kia của nó lại để tránh mắc nghẹn.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News