Loài vật vẫn ngủ vào ban đêm dù không có não
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện loài sứa không có não và hệ thần kinh trung ương cũng ngủ vào ban đêm.
Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên quan sát thấy sứa, một loài vật không có não và hệ thần kinh trung ương, cũng ngủ vào ban đêm, UPI hôm 21/9 đưa tin. Phát hiện mới giúp các nhà khoa học tiến thêm một bước trong việc tìm lời giải cho câu hỏi "Có phải mọi loài vật đều ngủ không?".
Theo nghiên cứu, mọi loài có xương sống đều ngủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể khẳng định hành vi ngủ có phổ biến ở những loài không xương sống hay không. Một số nghiên cứu trước đó cho thấy, ruồi giấm và giun đũa cũng ngủ, còn với những sinh vật thô sơ hơn như bọt biển hay sứa thì vẫn là một bí ẩn.
Sứa Cassiopea ngủ vào ban đêm. (Video: Caltech).
Nhà nghiên cứu Paul Sternberg cùng các đồng nghiệp tại Viện Y học Howard Hughes thuộc Viện Công nghệ California tiến hành quan sát loài sứa lộn ngược có tên Cassiopea. Loài sứa này rất ít di chuyển, thích sống ở những vùng nước ấm và nông như các bãi lầy.
Cassiopea trông giống một cây súp lơ hoặc nấm lộn ngược, phần cơ thể hình tròn nằm bên dưới và các xúc tu hướng lên trên. Chúng chuyển động với nhịp đẩy ổn định, tương tự các loài sứa khác. Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem những con sứa này có chuyển động liên tục không.
"Chúng tôi tới vào ban đêm và dùng điện thoại ghi hình lại", Ravi Nath, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Họ quan sát những con sứa trong bể vài ngày và phát hiện, nhịp đẩy của chúng chậm hơn khi đêm xuống. Tuy nhiên, những con sứa bắt đầu nhanh nhẹn trở lại khi các nhà khoa học thả thức ăn vào bể.
Họ cũng đặt sứa trên một nền lưới treo để có thể hạ tấm lưới xuống từ bên dưới. Ban ngày, khi hạ lưới, lũ sứa nhanh chóng bơi xuống đáy bể. Tuy nhiên, phản ứng của chúng trở nên chậm chạp hơn rất nhiều vào ban đêm. Điều này càng củng cố cho kết luận, sứa cũng ngủ khi đêm xuống.
Sứa lộn ngược Cassiopea.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, ban ngày sứa sẽ chuyển động ít hơn nếu ban đêm giấc ngủ của chúng bị gián đoạn. "Sau khi ngủ bù, chúng sẽ trở lại bình thường", Nath cho biết.
Stemberg mong muốn có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Ông hy vọng các nghiên cứu tương lai sẽ giúp trả lời những vấn đề phức tạp như các loài vật có cần neuron thần kinh hay nhiều tế bào để ngủ không.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương
Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Cận cảnh bạch tuộc đốm xanh có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang
Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang.

Những vùng biển, bãi biển "tử thần", đáng sợ nhất trên thế giới
Danh sách những vùng biển, bãi biển nguy hiểm, đáng sợ nhất thế giới được bình chọn dựa trên yếu tố những tính chất tự nhiên của vùng biển cũng như các loại sinh vật có độc có khả năng tấn công người.
