Loại vệ tinh mới có thể cho chúng ta những thước phim full màu HD về Trái đất

Mới đây, trong một chương trình về không gian, Ấn Độ đã đưa 31 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Đặc biệt, trong số đó có một vệ tinh có thể truyền về những đoạn video màu với độ phân giải cao (Full-Color HD).

Được phát triển bởi công ty hàng không vũ trụ của Anh là Earth-i và Surrey Satellite Technology Ltd, vệ tinh CARBONITE-2 chỉ nặng 100 kilogram và được trang bị một máy ảnh UHD (Ultra High Definition). Máy ảnh này có thể chụp được hình ảnh ở độ phân giải cao và quay các video với thời lượng khoảng 2 phút về các vật thể trên Trái đất như ô tô và tàu.

Loại vệ tinh mới có thể cho chúng ta những thước phim full màu HD về Trái đất
Vệ tinh CARBONITE-2.

Richard Blain, CEO của Earth-i, cho biết: "Chúng tôi có thể thu được tới 50 khung hình mỗi giây, khá nhiều chi tiết. Điều đó cho phép chúng tôi xếp chồng các hình ảnh đơn lẻ để tăng độ phân giải".

Vệ tinh này là nguyên mẫu của Earth-i cho chương trình vệ tinh sắp tới có tên Vivid-i. Chương trình này sẽ bao gồm một đội 15 vệ tinh quay trên quỹ đạo Trái đất ở độ cao khoảng 500km. Các vệ tinh có thể chụp ảnh ở cùng một vị trí nhiều lần mỗi ngày. Trên lý thuyết, có thể tải xuống dữ liệu chỉ vài phút sau khi được chụp.

Josef Aschbacher, giám đốc chương trình Earth Observation tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết: "Vivid-i sẽ cho chúng ta những điều chưa từng có trước đây như quay video màu và stream dữ liệu chất lượng cao từ không gian, giúp cải thiện hành tinh này và cuộc sống của chính chúng ta".

Loại vệ tinh mới có thể cho chúng ta những thước phim full màu HD về Trái đất
Tweet của thủ tướng Ấn Độ chúc mừng đợt phóng vệ tinh thành công.

Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (Indian Space Research Organisation) đang trở thành một trung tâm phóng tên lửa với chi phí thấp. Lần phóng vệ tinh vừa qua là lần thứ 100 của họ. Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ, dường như rất tự hào về cột mốc quan trọng này với dòng tweet: "Xin chúc mừng @isro và các nhà khoa học về loạt phóng vệ tinh thành công. Thành công này trong năm mới sẽ mang lại lợi ích cho những tiến bộ nhanh chóng của quốc gia về công nghệ vũ trụ đối với công dân nói chung cũng như các nông dân, ngư dân...".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Cụm thiên hà có khối lượng gấp ba triệu tỷ lần Mặt Trời

Cụm thiên hà có khối lượng gấp ba triệu tỷ lần Mặt Trời

El Gordo trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "Kẻ to béo". Đây là cụm thiên hà lớn nhất, sáng và nóng nhất được phát hiện ở vùng không gian xa ngoài vũ trụ. Cụm thiên hà này cách Trái Đất đến 7 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 19/01/2018
Nhật phóng vệ tinh có thể xác định vật thể 1m, chụp ảnh đêm

Nhật phóng vệ tinh có thể xác định vật thể 1m, chụp ảnh đêm

Nhiệm vụ của Asnaro-2 là cung cấp hình ảnh của các khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai hoặc tình trạng phá rừng cho các viện nghiên cứu và các chính quyền địa phương.

Đăng ngày: 19/01/2018
NASA

NASA "bế tắc" giải mật luồng ánh sáng bí ẩn trong không gian

Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là ánh sáng mặt trời phản chiếu bởi nước. Tuy nhiên, chùm tia quá lớn nên không thể phản xạ từ các hồ hoặc các vùng chứa nước khác.

Đăng ngày: 19/01/2018
Tiếng nổ khiến thiên thạch lao qua trời Mỹ bị nghi gây động đất

Tiếng nổ khiến thiên thạch lao qua trời Mỹ bị nghi gây động đất

Khi thiên thạch lao xuống, nhiều người thấy ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển.

Đăng ngày: 18/01/2018
5 sự thật hấp dẫn về vũ trụ sẽ “thổi bay” mọi điều bạn biết về lĩnh vực này

5 sự thật hấp dẫn về vũ trụ sẽ “thổi bay” mọi điều bạn biết về lĩnh vực này

Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về vũ trụ rộng lớn, kỳ diệu này. Nó ẩn chứa những bí mật mà nếu như không chịu tìm hiểu, có lẽ cả cuộc đời này bạn cũng chẳng thể biết được.

Đăng ngày: 18/01/2018
Liên Xô công bố chương trình thăm dò Mặt Trăng tuyệt mật

Liên Xô công bố chương trình thăm dò Mặt Trăng tuyệt mật

Năm 1973, Liên Xô đưa hệ thống thăm dò có tên Lunokhod-2 lên Mặt Trăng, thiết bị này thực hiện hoạt động thăm dò từ ngày 16/1/1973 đến ngày 10/5/1973.

Đăng ngày: 18/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News