Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?

Một loại vi khuẩn chết người chôn vùi dưới Bắc Cực hàng ngàn năm có thể sớm thoát ra ngoài vì Trái đất ấm lên.

Theo Daily Star, các loại bệnh dịch chết người luôn có ảnh hưởng lớn đến con người. Một loại vi khuẩn như vậy hiện đang ẩn dưới lớp băng ở Bắc Cực và có thể trỗi dậy một khi băng tan.

Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?
Cảnh báo loại vi khuẩn chết người có thể thoát ra ngoài ở Bắc Cực nhờ băng tan.

Loại vi khuẩn này được so sánh với đại dịch Cái Chết đen, giết hàng triệu người vào thế kỷ 14. Đáng chú ý, Cái Chết đen cũng gây tai họa đúng vào thời điểm Trái đất ấm lên, theo giáo sư Peter Frankopan.

Thông điệp này xuất hiện sau khi các chuyên gia cảnh báo nhân loại chỉ còn 12 năm để hiện tượng ấm lên toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C, so với thế kỷ 19.

Vượt qua cột mốc này, khí hậu sẽ trở nên đặc biệt khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán hay nhiệt độ cao kỷ lục sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người, theo Liên Hợp Quốc.

Giáo sư Frankopan đến từ Đại học Oxford cảnh báo sẽ rất khó để các quốc gia có thể khống chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Hệ quả là băng tan nhiều hơn ở hai cực.

Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?
Đại dich Cái Chết đen từng trỗi dậy ở thời điểm Trái đất ấm lên hồi thế kỷ 14.

“Một khi thời điểm đó đến, vấn đề không phải là đi nghỉ mát sẽ khó khăn hơn hay số người nhập cư gia tăng”, Frankopan nói. “Vấn đề là băng tan có thể giải phóng các loại vi khuẩn chết người, vốn ngủ yên trong hàng ngàn năm”.

Trong thế kỷ 14, Trái đất cũng ấm lên 1,5 độ C, kích thích các vi khuẩn phát triển trở thành Cái Chết đen.

Ước tính 75-200 triệu người khi đó đã chết vì đại dịch ở châu Âu và châu Á. Đại dịch đạt mức đỉnh điểm ở châu Âu trong giai đoạn năm 1347-1351.

Video: Mầm bệnh nguy hại ẩn trong lớp băng Bắc Cực đang tan chảy

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người

Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người

Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, hiện tại, trên thế giới có khoảng 250 loài kiến và loài kiến ​​đã biết… trồng nấm khoảng 60 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 17/10/2018
Lúa được bảo tồn an toàn ở ngân hàng gene Philippines

Lúa được bảo tồn an toàn ở ngân hàng gene Philippines

Các mẫu trong ngân hàng gene lúa lớn nhất thế giới ở Philippines sẽ được sử dụng để giúp người nông dân tạo ra các vụ lúa có thể sống sót qua hạn hát và ngập lụt.

Đăng ngày: 16/10/2018
Vi khuẩn đường ruột ở loài lửng rừng có khả năng ngừa bệnh lao

Vi khuẩn đường ruột ở loài lửng rừng có khả năng ngừa bệnh lao

Để phòng ngừa bệnh lao ở bò và cừu ở Anh, các bác sĩ thú y cũng đã cố gắng tiêm vắc xin ngừa lao BCG. Tuy nhiên, nhiều lần họ nhận thấy hiệu quả tiêm chủng như vậy thấp hơn so với mong đợi.

Đăng ngày: 16/10/2018
Loài kiến kỳ lạ nhất sa mạc: Biết giải toán lượng giác nhưng quên luôn đường về nếu thấy đồ ăn

Loài kiến kỳ lạ nhất sa mạc: Biết giải toán lượng giác nhưng quên luôn đường về nếu thấy đồ ăn

Hầu hết các động vật đều nhớ mùi tổ của nó để không "vào nhầm chuồng", nhưng kiến sa mạc Cataglyphis fortis thì lại khác.

Đăng ngày: 15/10/2018
Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng

Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng "hung hãn" hơn bao giờ hết

Biến đổi khí hậu thật sự là hiểm họa nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta đang phải chịu đựng.

Đăng ngày: 15/10/2018
Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Cỏ kế đồng lẫn trong 1,6 triệu tấn lúa mì, nếu để lan ra ruộng đồng có thể ăn hết dinh dưỡng, làm giảm 25-75% năng suất của cây trồng.

Đăng ngày: 11/10/2018

"‘Cơn lốc tuyệt chủng" đang tràn qua cánh rừng nhiệt đới ở Brazil

"Cơn lốc tuyệt chủng" là tên gọi để chỉ khu rừng nhiệt đới Atlantic của Brazil, nơi đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người.

Đăng ngày: 10/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News