Loạt công nghệ tương lai có thể khiến con người lo sợ

Công nghệ như AI, robot hình người, điện toán lượng tử... đang tiến bộ vượt bậc và có thể làm đảo lộn cuộc sống của con người trong tương lai.

"Điểm kỳ dị của AI"

Giả thuyết "Điểm kỳ dị của AI" (AI Singularity) được quan tâm thời gian gần đây, đề cập đến một tương lai khi AI trở nên thông minh vượt xa trí tuệ của con người và có thể có hành động đe dọa đến sự an toàn nhân loại. Thực tế, 2022 là năm mà ChatGPT, Lensa AI... đã có bước tiến đáng ngạc nhiên nhờ thuật toán AI mạnh mẽ, vượt trội con người ở một số cấp độ.

Các chuyên gia dự đoán 80-90% công việc hiện tại sẽ được hỗ trợ bởi AI. Nhiều trong số đó thậm chí trở nên hoàn toàn lỗi thời. Do đó, con người được khuyến cáo cần nghĩ đến những cách thức để chuẩn bị cho tương lai này.

Loạt công nghệ tương lai có thể khiến con người lo sợ
Một nguyên mẫu robot với kiểu dáng và kích thước tương tự con người. (Ảnh: Reuters)

Con người "chỉnh sửa" được

Nhờ công nghệ CRISPR-Cas9, con người có thể thay đổi gene di truyền ở thực vật, động vật và chính cơ thể người. Đến nay, công nghệ chỉnh sửa gene mang lại một số lợi ích to lớn, như chống lại bệnh tật, khắc phục đột biến gene gây ra những căn bệnh nguy hiểm, loại bỏ chứng dị ứng thực phẩm và đảm bảo có đủ lương thực để nuôi sống hành tinh.

Mặt khác, nhiều người cũng lo ngại về ý tưởng thay đổi gene di truyền mãi mãi. Chẳng hạn, CRISPR hiện tại có khả năng điều khiển các gene sẽ được tích hợp vĩnh viễn và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số quốc gia, hầu hết ở châu Âu, cấm chỉnh sửa gene vì tác động của nó chưa được hiểu biết đầy đủ, dù công nghệ này hợp pháp ở Trung Quốc và Mỹ. Hiện nhiều nhóm khoa học bắt đầu thảo luận công khai hơn về mặt ý nghĩa và đạo đức của công nghệ này.

Hợp nhất con người và máy móc

Đến nay, ứng dụng máy móc vào con người được thực hiện ở mức cơ bản, như gắn chi mới vào bộ phận tay chân đã mất, gắn tim nhân tạo, hoặc đơn giản là sử dụng kính tích hợp máy tính và AI để nhìn xa, nhìn đêm tốt hơn. Ở cấp độ cao hơn, quân đội Mỹ được trang bị bộ giáp có thể hỗ trợ di chuyển và cảnh báo kẻ thù.

Một số công ty, như Neuralink do Elon Musk sáng lập, có thể cấy các chip lên động vật và thực hiện nhiệm vụ nhất định. Giải pháp công nghệ thần kinh của Synchron thậm chí đã thành công trong việc đưa chip vào một bệnh nhân người Mỹ mắc ALS - căn bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và nói.

Theo một số chuyên gia, khi công nghệ tiến triển lên mức cao hơn, chúng có thể bị lạm dụng. Thậm chí, khả năng xuất hiện Kẻ hủy diệt như trong bộ phim cùng tên hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Khả năng in mọi thứ

Công nghệ in 3D cho phép tạo ra bất kỳ vật thể 3D nào trên thực tế, nhưng cũng có thể bị lợi dụng theo những cách có hại. Khi máy in 3D có giá hợp lý và phổ biến, việc kiểm soát in các món đồ bị cấm như vũ khí sẽ khó kiểm soát bởi bất kỳ ai cũng có thể tải xuống bản mẫu và in bất cứ thứ gì họ muốn ngay tại nhà.

Theo Forbes, đến nay các quy định và việc kiểm soát súng in 3D rất khó khăn do nó không có số serie. Vào tháng 10 năm ngoái, cảnh sát Anh đã thu giữ một lượng lớn linh kiện súng in 3D tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở London.

Điện toán lượng tử

Máy tính lượng tử là những cỗ máy có sức mạnh tính toán gấp hàng nghìn tỷ lần so với các siêu máy tính đang có. Điều này có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng sẽ cho phép hacker nhanh chóng giải mã, vượt qua những hệ thống bảo mật hiện tại dễ dàng.

Đến nay, các tập đoàn và chính phủ đang bắt đầu xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc và đang đưa các nguồn lực vào "mã hóa hậu lượng tử" để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm nhất.

Robot tự hành

Robot ngày càng thông minh hơn và đã có thể thay thế con người ở một số môi trường công việc nhất định, chẳng hạn ôtô tự lái, robot làm bánh, nhận đơn hàng tạp hóa, pha cà phê và phục vụ đồ ăn...

Tuy nhiên, với sự kết hợp của AI, robot đang trở nên thông minh. Tiến bộ trong việc chế tạo robot hình người cũng như các đột phá gần đây của AI khiến mối đe dọa về một loại robot tự đưa ra quyết định dần trở thành hiện thực.

Drone sát thủ

Máy bay không người lái (drone) khi hoạt động theo nhóm và với sự trợ giúp của AI có thể xác định, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), các nhà khoa học đã phát triển hệ thống nhiều drone kết hợp, có khả năng theo dõi con người di chuyển trong khu rừng tre rậm rạp mà không cần sự hướng dẫn hoặc điều khiển phía sau.

Halcon, công ty con thuộc tập đoàn Edge của UAE, gần đây tiết lộ hệ thống máy bay không người lái Hunter 2-S của họ có thể chia sẻ thông tin để theo dõi và tương tác với các mục tiêu. Ngoài ra, drone tự hành cũng bắt đầu xuất hiện tại các khu chiến sự ở Ukraine.

Drone được coi là giải pháp hiệu quả, chi phí thấp mà không cần đưa binh lính vào tình thế nguy hiểm. Theo giới chuyên gia, tác động của loại công nghệ này sẽ rất đáng sợ trong tương lai.

Nanobot

Các nhà khoa học đã phát triển thành công nanobot - một loại robot kích thước nano có thể xâm nhập vào máu để làm một số nhiệm vụ nhất định, thậm chí vượt qua hàng rào máu não. Công nghệ này được đánh giá có lợi ích tiềm năng to lớn, như lấy mẫu, thu thập, truyền dữ liệu cũng như phân phối thuốc trong cơ thể người.

Tuy nhiên, khả năng công nghệ này bị lạm dụng cũng rất cao. Trong tương lai, nanobot có thể được sử dụng để truyền suy nghĩ của con người. Thậm chí, giới chuyên gia dự đoán viễn cảnh nanobot trang bị vũ khí có thể giết người, hoặc viết lại ký ức của một người. Ngoài ra, còn có những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư trong thế giới hiện đại khi các tế bào thiết bị được kết nối và truyền dữ liệu tốc độ cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã tạo ra được một loại robot có thể tự hóa lỏng và thoát khỏi chuồng giam

Các nhà khoa học đã tạo ra được một loại robot có thể tự hóa lỏng và thoát khỏi chuồng giam

Một số nhà khoa học đã tạo ra loại robot đặc biệt có khả năng chuyển đổi giữa trạng thái mềm và cứng nhờ lấy cảm hứng từ loài hải sâm.

Đăng ngày: 27/01/2023
Hệ thống nhìn xuyên tường bằng thiết bị Wi-Fi

Hệ thống nhìn xuyên tường bằng thiết bị Wi-Fi

Công nghệ nhìn xuyên qua tường (Through-wall imaging technology) cho phép người dùng nhìn thấy qua các vật cản, với sự sử dụng các tín hiệu Wi-Fi.

Đăng ngày: 27/01/2023
Phát triển vật liệu đàn hồi có thể phóng lên không trung như loài châu chấu

Phát triển vật liệu đàn hồi có thể phóng lên không trung như loài châu chấu

Các kỹ sư tại Đại học Colorado Boulder (CU Boulder) đã phát triển một loại vật liệu đầu tiên biến dạng và sau đó bắn vào không khí khi được nung nóng.

Đăng ngày: 26/01/2023
Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tàu siêu tốc chở khách có thể bay trong đường ống chân không với tốc độ 1.000km/h.

Đăng ngày: 25/01/2023
Thiết bị

Thiết bị "điều khiển bằng suy nghĩ" mới đọc hoạt động của não từ… cổ

Thiết bị có tên Stentrode được thiết kế để cho phép những người bị tê liệt vận hành các công nghệ hỗ trợ chỉ bằng suy nghĩ của họ.

Đăng ngày: 20/01/2023
Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h

Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h

Công ty Jetoptera phát triển mẫu máy bay lướt nhanh hơn các máy bay phản lực chở khách nhờ thiết kế cánh độc đáo.

Đăng ngày: 19/01/2023
Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu siêu tốc

Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu siêu tốc "bay trên mặt đất"

Đoàn tàu đệm này được gọi là " Tàu đệm chân không" và có thể chạy nhanh hơn tàu điện và tàu hỏa, giúp giảm thời gian di chuyển và giảm chi phí cho hành khách và hàng hóa.

Đăng ngày: 18/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News