Lợi ích sức khỏe của giấm
Sự có mặt của canxi trong giấm và khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi có thể giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.
Giấm chứa chủ yếu axit axetic và nước. Từ giấm có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có nghĩa là rượu vang chua. Kể từ khi phát hiện, giấm được sử dụng vào rất nhiều mục đích như y học, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, thực hành và trong cả ẩm thực.
Giấm là sản phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ có tác dụng ngược, vì vậy chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ hoặc pha loãng với nước trước khi sử dụng.
Dưới đây là 20 trong số rất nhiều lợi ích quan trọng liên quan đến sức khỏe và y học.
Hàm lượng dinh dưỡng
Những lợi ích của giấm được biểu hiện qua hàm lượng dinh dưỡng có trong đó như vitamin, axit amin và các axit hữu cơ.
Chống nhiễm trùng
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng giấm như một loại thuốc chống nhiễm trùng.
Huyết áp
Canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp.
Các bệnh tim mạch
Vì giấm có tác dụng làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giấm giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm. (Ảnh: stcroixolive)
Chống lại bệnh ung thư
Trong những lợi ích sức khỏe của giấm còn có đặc tính chống hình thành khối u, đó là một loại đặc tính rất hiệu quả để chống lại ung thư.
Chống oxy hóa
Chống oxy hóa cũng là một trong những lợi ích sức khỏe của giấm. Hơn nữa, nó lại là chất chống oxy hóa cao.
Kiểm soát mức đường huyết
Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể.
Dành cho người mắc tiểu đường
Giấm giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Nó rất hữu ích đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nồng độ cholesterol
Lợi ích sức khỏe của giấm nhiều lên là do sự hiện diện của chất pectin có trong đó, giúp loại bỏ cholesterol trong cơ thể.
Giúp hấp thụ canxi
Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác.
Chống lão hóa
Thuộc tính chống oxy hóa của giấm giúp kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể, do đó có thể chống lại sự lão hóa.
Tăng độ rắn chắc cho xương
Sự có mặt của canxi trong giấm và khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, có thể giúp xương trở nên chắc khoẻ hơn.
Giảm béo phì
Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn và do đó giúp giảm béo phì.
Chữa ho thông thường
Giấm trộn với một chút mật ong là thảo dược trị ho rất công hiệu. Đây là bài thuốc có từ thời cổ đại.
Ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc
Axit acetic trong giấm giúp ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc như trong bệnh lao.
Tác nhân giúp máu đông
Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân của sự đông máu.
Chống đau họng
Nếu bạn bị đau cổ họng, chỉ cần uống một thìa giấm pha loãng trong một ly nước.
Viêm da
Giấm rất có ích trong việc điều trị viêm da và chữa lành da bị bỏng.
Chất giải độc
Hồi giáo cổ đã sử dụng giấm như một chất giải độc hiệu quả khi bị ngộ độc.
Buồn nôn
Chỉ cần một ít giấm thì đã có thể chấm dứt bất kỳ chứng buồn nôn nào mà bạn mắc phải.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
