Long nhãn tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý điều này
Nhãn đang vào mùa và long nhãn được coi như một thức quà quý cho sức khỏe với nhiều công dụng và cách chế biến khác nhau như ngâm rượu, nấu chè, thuốc sắc,...
Long nhãn còn có tên gọi khác là long nhục, nhãn nhục với màu vàng trong như hổ phách (vàng nhạt, nâu sẫm) và mùi vị thơm ngọt, hơi dai do được sấy khô sau khi tách bỏ vỏ và hạt. Tùy vào nhiệt độ sấy khác nhau và độ dày của long nhãn cũng sẽ khác nhau.
1. Tác dụng của long nhãn đối với sức khỏe
Long nhãn giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin B2..), khoáng chất (Kali, đồng...), 0,85% nước, chất không tan trong nước là 19,39%, chất tan trong nước 79,77% gồm 29,91% glucose, 0,22% saccharose, 1,26% axit tartric, ngoài ra có saponin, chất béo, tanin và các chất khác.
Các tác dụng của long nhãn đối với sức khỏe có thể kể đến như:
- Giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại - nguồn gốc của tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường... Đồng thời nguồn vitamin A và C trong long nhãn cũng giúp cơ thể tăng sinh collagen giúp đẹp da, chống lão hóa do quá trình stress oxy hóa gây ra
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ nguồn vitamin C dồi dào
- Cải thiện hệ tiêu hóa do giàu chất xơ, thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch trong đó có giảm thiểu nguy cơ cao huyết áp do vitamin C và kali trong long nhãn giúp làm giãn các mạch máu cũng như là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện tình trạng sức khỏe
- Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể do tuổi tác nhờ lượng vitamin B2 (riboflavin) dồi dào.
Long nhãn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Internet).
2. Cần lưu ý gì khi ăn long nhãn?
Mặc dù long nhãn là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng khi ăn cần lưu ý các vấn đề sau:
Nên ăn bao nhiêu long nhãn là đủ?
Do long nhãn có vị ngọt nên nhiều người lo lắng tới việc giảm cân thường thắc mắc long nhãn bao nhiêu calo hay ăn long nhãn có béo không. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g long nhãn sấy khô có chứa khoảng 80 calo; 1 cốc chè long nhãn chứa 256 calo... tùy vào món ăn bạn thêm long nhãn vào là gì mà lượng calo sẽ khác nhau.
Mặc dù long nhãn tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều long nhãn có thể gây nóng trong, nổi mụn, đặc biệt là vào mùa hè. Vì thế mà bạn chỉ nên ăn 1 - 2 lần mỗi tuần.
Ăn long nhãn quá nhiều có thể gây mụn nhọt, nóng trong, đặc biệt trong mùa hè. (Ảnh: Internet).
Ai không nên ăn long nhãn?
Bởi long nhãn chứa hàm lượng đường cao nên đặc biệt không phù hợp với người bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì. Không dùng long nhãn cho người bị đầy trướng bụng, nôn mửa, nấc, ho, sốt, có nhiều đờm dịch xuất tiết.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai 7 tháng đầu nếu xuất hiện triệu chứng nóng trong, âm hỏa hư thì nên tránh ăn nhiều long nhãn vì có thể bị ra huyết, đau bụng, động thai.
Long nhãn bảo quản được bao lâu?
Khi bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát thì long nhãn có thể để được tới 1 năm. Lưu ý bảo quản trong các hũ thủy tinh đậy kín, có thể chia thành các phần nhỏ để dùng dần tránh cho long nhãn tiếp xúc với không khí nhiều dẫn tới ẩm, chảy nước.
Bị tiểu đường có ăn long nhãn được không?
Long nhãn chứa nhiều loại đường khác nhau với hàm lượng cao nên nếu bị tiểu đường cần thận trọng khi ăn. Tùy từng type tiểu đường mà bạn có thể lượng long nhãn khác nhau, nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chủ trị để có hướng dẫn định lượng phù hợp.
Long nhãn có tác dụng phụ nào không?
Nhìn chung việc ăn long nhãn là an toàn nhưng đôi khi ăn long nhãn có thể gây ra phản ứng dị ứng với người mẫn cảm. Nếu mới ăn, bạn nên ăn từ từ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu dị ứng xảy ra, nên ngừng ăn và tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.
Nhìn chung long nhãn khá an toàn để ăn. (Ảnh: Internet).
Long nhãn ngâm rượu có được không?
Ngoài việc sử dụng long nhãn như nguyên liệu nấu chè, xôi hay thuốc trong Y học cổ truyền thì long nhãn còn dùng để ngâm rượu khi kết hợp với vị thuốc khác như kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; hoặc quế hoa và đường trắng. Long nhãn ngâm rượu cũng có các tác dụng nhất định đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng, uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống 1 - 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml.
Nhìn chung, long nhãn có nhiều công dụng đối với sức khỏe nếu ăn đúng khẩu phần và đúng cách. Nếu có các băn khoăn tới việc ăn long nhãn khi đang có các vấn đề sức khỏe như bệnh mãn tính (tiểu đường, huyết áp..) bạn nên tham khảo tư vấn bác sĩ để có tư vấn phù hợp với thể trạng của bản thân.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
