Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại Nepal gây thương vong lớn

Giới chức Nepal ngày 17/8 xác nhận ít nhất 84 người đã thiệt mạng và gần 160 người mất tích trong hàng loạt vụ sạt lở đất và lũ lụt diễn ra trên khắp cả nước trong tuần qua.

>>> Sụt lở đất tại Nepal làm 8 người chết, 200 người mất tích

Bộ Nhà ở Nepal cho biết mưa lớn kéo dài suốt tuần trên phạm vi cả nước đã gây ra sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng, làm cô lập nhiều ngôi làng, phá hủy hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng tại nhiều khu vực.

Theo bộ trên, 10 thị trấn ở cực Tây Nepal là khu vực hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Do không thể tiếp cận các khu vực này bằng đường bộ, lực lượng cứu hộ đã phải sử dụng trực thăng để sơ tán người dân bị mắc kẹt và cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng thảm họa.


Cảnh ngập lụt ở huyện Banke, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 351km về phía Tây. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tính đến ngày 17/8, lực lượng cứu hộ đã sơ tán được khoảng 20.000 người tại khu vực này.

Bộ trên cho biết hiện khu vực đang phải đối phó với một vấn đề cấp thiết khác là khả năng dịch tả bùng phát do thi thể các nạn nhân và xác gia súc làm ô nhiễm nguồn nước.

Cơ quan kiểm soát thảm họa quốc gia khuyến nghị người dân tại vùng lũ không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, đồng thời huy động đội ngũ nhân viên y tế thành lập các trung tâm ứng cứu, cung cấp nước sạch và lương thực cho người dân.

Mỗi năm, vào các mùa mưa, quốc gia nghèo đói vùng Himalaya này thường xuyên hứng chịu các vụ sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của.

Hôm 2/8 vừa qua, một vụ sạt lở đất xảy ra tại huyện Sindhupalchowk ở Đông Bắc Nepal làm 156 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.

Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng của Nepal là Ấn Độ cũng xảy ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng, khiến ít nhất 24 người thiệt mạng kể từ ngày 15/8 vừa qua.

Truyền thông Ấn Độ cho biết một số thị trấn thuộc bang Bihar và Uttar Pradesh ở phía Bắc đã ghi nhận tình trạng ngập lụt nghiêm trọng sau khi xảy ra mưa lớn trên thượng nguồn các con sông thuộc dãy Himalaya.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News