Lũ lụt chưa từng có trong 100 năm càn quét miền Bắc Italy

Trận lũ lụt tồi tệ chưa từng có trong vòng 100 năm tấn công khu vực Emilia Romagna ở miền Bắc Italy khiến hàng chục người chết, gây thiệt hại hàng tỷ USD.


Trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm hoành hành ở miền Bắc Italy đã buộc Thủ tướng Giorgia Meloni sớm rời hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima để về nước chỉ đạo công tác cứu hộ. (Ảnh: Reuters).


“Thành thật mà nói, tôi không thể ở xa Italy trong thời điểm phức tạp này”
, Thủ tướng Giorgia Meloni nói với phóng viên vào ngày 20/5, đồng thời gửi lời cảm ơn 5.000 người - từ nhân viên cứu hộ đến tình nguyện viên - được huy động giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. (Ảnh: Reuters).


Ngay trong ngày 21/5, máy bay chở Thủ tướng Meloni đã hạ cánh tại thành phố Rimini. Nhà lãnh đạo Italy đã tới thăm khu vực Emilia Romagna, nơi lũ lụt khiến 14 người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng tỷ USD. (Ảnh: Reuters).


Trận lũ lụt lịch sử đã khiến 36.000 người ở các vùng bị ảnh hưởng phải rời khỏi nơi cư trú. Những người hiện còn mắc kẹt trong vùng lũ lụt đang sống trong cảnh mất điện. Khu vực bị ảnh hưởng vốn là nơi trồng nhiều loại hoa quả như đào, kiwi, mơ, chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế. (Ảnh: Reuters).


Trong ngày 21/5, mưa đã ngớt, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên địa phương đang tìm cách bơm nước khỏi các tòa nhà, dọn dẹp bùn đất đóng trên đường phố trước khi chúng vón đặc dưới ánh mặt trời. (Ảnh: Reuters).


Thị trưởng Bologna Matteo Lepore ngày 20/5 cho biết sẽ mất “hàng tháng và thậm chí hàng năm” để sửa chữa đường xá và cơ sở hạ tầng tại một số địa điểm. (Ảnh: Reuters).


Lũ lụt xảy ra tại vùng Emilia Romagna sau trận mưa kỷ lục ngày 17/5. Lũ lụt đã khiến nhiều tuyến đường, các thành phố và thị trấn tại Emilia Romagna chìm trong biển nước và bùn đất. (Ảnh: Reuters).


Chính phủ Italy sẽ tổ chức cuộc họp nội các trong ngày 23/5 để quyết định các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khu vực chịu ảnh hưởng vượt qua tình huống khẩn cấp hiện nay. (Ảnh: Reuters).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News