Lũ quét tại Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng

Giới chức Indonesia ngày 12/5 cho biết, lũ quét do mưa lớn và dòng dung nham lạnh tràn từ ngọn núi lửa ở tỉnh Tây Sumatra đã khiến ít nhất 41 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

Lũ quét tại Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng
Khung cảnh đổ nát tại khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ quét ở huyện Agam, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: Reuters).

AP đưa tin, tối 11/5, mưa lớn nhiều giờ cùng dòng dung nham lạnh trên núi lửa Marapi đã tràn xuống và quét qua các ngôi làng nằm ở sườn núi tại 4 huyện thuộc tỉnh Tây Sumatra. Người phát ngôn Cơ quan Quản lý thiên tai Quốc gia Indonesia Abdul Muhari cho biết lũ quét đã cuốn trôi hàng chục người dân và nhấn chìm hơn 100 ngôi nhà và các cơ sở công cộng. Dung nham lạnh, còn được gọi là lahar, là vật liệu núi lửa như tro, cát và sỏi bị nước mưa cuốn trôi xuống sườn núi lửa.

Ông Ilham Wahab, quan chức Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Tây Sumatra, nói với AFP rằng: “Theo dữ liệu tính đến tối qua (12/5), chúng tôi ghi nhận 37 nạn nhân thiệt mạng. Nhưng từ sáng nay (13/5), con số này đã tăng lên tới 41 người".

Ông cho biết lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 17 người khác bị mất tích, với 3 người ở huyện Agam và 14 người ở huyện Tanah Datar. Đây là hai khu vực bị lũ quét tàn phá nặng nề nhất và là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người.

Lũ quét tại Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng
Khung cảnh trên cao tại một huyện bị ảnh hưởng bởi lũ quét ở tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: Cơ quan Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia).

Ông Kartyana Putra, Cảnh sát trưởng thành phố Padang Panjang, cho biết lũ quét đã khiến các tuyến đường chính xung quanh khu vực thác Anai Valley ở huyện Tanah Datar bị bùn đất chặn lại, cắt đứt giao thông đến các thành phố khác. Các video do Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Indonesia ghi lại cho thấy các con đường ngập trong nước, bùn đất.

Thảm họa trên xảy ra chỉ 2 tháng sau khi mưa lớn gây ra lũ quét và lở đất ở các huyện Pesisir Selatan và Padang Pariaman của Tây Sumatra, khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và 5 người khác mất tích. Vào năm 2022, khoảng 24.000 người đã phải sơ tán và 2 trẻ em thiệt mạng trong trận lũ lụt trên đảo Sumatra.

Marapi là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Ngọn núi này đã hoạt động kể từ vụ phun trào vào tháng 1/2023 và không gây thương vong. Vào cuối năm ngoái, Marapi đã phun trào và tạo ra cột tro bụi khổng lồ cao 3.000 mét, khiến ít nhất 24 nhà leo núi thiệt mạng.

Theo Trung tâm Núi lửa và Thảm họa Địa chất Indonesia, núi lửa này đã ở mức cảnh báo cao thứ 3 trên 4 mức cảnh báo kể từ năm 2011, cho thấy núi lửa hoạt động trên mức bình thường, khuyến cáo những người leo núi và dân làng phải ở cách đỉnh núi hơn 3 km để tránh thiên tai.

Núi lửa Marapi được biết đến với những vụ phun trào đột ngột khó dự đoán vì nguồn phun trào nông và gần đỉnh. Các vụ phun trào của nó không phải do sự chuyển động sâu của magma, gây ra những chấn động ghi lại trên máy theo dõi địa chấn.

Đây là một trong số hơn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Quốc gia này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động địa chấn vì nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương - một vòng cung núi lửa và các đường đứt gãy bao quanh Thái Bình Dương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuyết rơi tháng 5 ở Moscow, chuyện gì đang xảy ra?

Tuyết rơi tháng 5 ở Moscow, chuyện gì đang xảy ra?

Nhiệt độ trung bình ở thủ đô Matxcơva của Nga hôm 9-5 là 1,7 độ C, là " ngày 9-5 lạnh nhất kể từ năm 1972". Dù bước sang tháng 5, dân Matxcơva vẫn chứng kiến tuyết rơi.

Đăng ngày: 13/05/2024
Phát hiện hồ nước bí ẩn

Phát hiện hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng trong hang Thung

Một hồ nước bí ẩn nằm cao hơn hệ thống sông ngầm khoảng 15m vừa được phát hiện trong nhánh phụ của hang Thung (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).

Đăng ngày: 13/05/2024
Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?

Chiều 12-5, bầu trời TP.HCM xuất hiện mây ngũ sắc trong thời gian dài. Nhiều người thích thú, nhưng cũng có người lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu của thời tiết bất thường.

Đăng ngày: 13/05/2024
Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã " chết", hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.

Đăng ngày: 13/05/2024
Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại " nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Đăng ngày: 12/05/2024
Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Hố sụt Xiaozhai Tiankeng, còn được gọi là hố trời Xiaozhai, hay hố thiên đường, là hố sụt sâu nhất thế giới và cũng là hố lớn nhất trong cụm Thiểm Tây, nằm ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/05/2024
La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

Sự thay đổi từ El Nino sang La Nina sẽ dẫn tới điều kiện mưa bão dữ dội hơn ở vùng ven biển Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 11/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News