Lục địa giống Trái đất có thể từng tồn tại trên sao Hỏa
Các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa từng giống Trái Đất thời cổ đại, khi tàu thăm dò Curiosity phát hiện đất đá trên hành tinh đỏ rất giống với lớp vỏ lục địa cổ đại giống Trái Đất.
Sao Hỏa cổ đại có thể từng có lục địa giống Trái Đất
Theo Space, tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện những tảng đá giàu silica giống như trên Trái Đất khi đáp xuống sao Hỏa tháng 8/2012.
Các nhà khoa học cho rằng Sao Hỏa từng có đại dương bao phủ 1/5 bề mặt hành tinh. (Ảnh : NASA.)
"Sao Hỏa từng được cho là một thế giới phủ đầy bazan, do đó, phát hiện này là một bất ngờ lớn", Violaine Sautter, chuyên gia khoa học hành tinh - người dẫn đầu nghiên cứu, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris, Pháp cho biết.
Bà Sautter và đồng nghiệp đã nghiên cứu dữ liệu từ 22 loại đá trên địa hình cổ gần miệng núi lửa Gale. Miệng núi lửa này rộng 154 km và được hình thành vào 3,6 tỷ năm trước khi một thiên thạch đâm vào Sao Hỏa.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất được chia thành các lục địa và đại dương. Các lục địa ở địa cầu được cấu thành từ một lớp vỏ silica dày, trong khi đáy biển thì tạo nên từ lớp vỏ đá bazan nghèo silica. Các vệ tinh theo dõi từ quỹ đạo của Sao Hỏa cho thấy lớp vỏ hành tinh đỏ được tạo chủ yếu từ đá bazan.
Hình ảnh tàu thăm dò Curiosity chụp lại cho thấy những tảng đá trộn lẫn với tinh thể thạch anh nhỏ và silica. (Ảnh : NASA.)
22 loại đá dùng để nghiên cứu đều sáng màu và tương phản với đá bazan tối màu. Sautter cùng cộng sự cũng phát hiện sự cô lập của đá giàu silica, những tảng đá silica là dấu tích còn sót lại của lớp vỏ cổ đại trên sao Hỏa. Lịch sử của sao Hỏa có thể được khám phá nhiều hơn nữa trong tương lai để tìm sự tương đồng với Trái Đất và sự khác biệt giữa hai bán cầu sao Hỏa. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 13/7.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
