Lưu ý cách ăn uống phòng bệnh trĩ ngày Tết
Bữa ăn thừa đạm, thiếu rau, ham rượu bia gây nóng... trong những cuộc liên hoan tất niên và đầu xuân dễ khiến bạn táo bón, trĩ.
Giáp Tết, dân văn phòng thường bị cuốn theo những cuộc liên hoan, tổng kết cuối năm. Bữa nào cũng thừa mứa rượu bia, thịt cá, nhưng lại thiếu rau xanh, lơ là uống nước. Nhiều người bị táo bón hành hạ, thâm chí chảy máu trĩ sau những cuộc ăn nhậu tất niên.
Cả tuần nay, gia đình 4 người nhà anh Nam (Hà Nội) chỉ ăn với nhau có một bữa tối. Mấy hôm liền, vợ chồng anh phải mang con sang nhờ ông bà ngoại nấu cơm cho ăn. Anh chị khó thể từ chối lời mời dự tất niên với đồng nghiệp cùng phòng, tập thể công ty, hàng xóm chung cư, bạn đại học, bạn thân cấp ba, chưa kể hai bên nội ngoại.
Anh Nam cảm thấy mệt mỏi, khi bia rượu uống nhiều hơn ăn. Miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết hanh khô, ít ăn rau, lười uống nước, nên chỉ sau vài ngày, bản thân anh lâm vào tình trạng táo bón kéo dài và tái phát bệnh trĩ.
Thường xuyên ăn thừa đạm, thiếu rau, ham rượu bia gây nóng... gây táo bón, chảy máu trĩ.
Theo Phó giáo sư Mai Tất Tố (Đại học Dược Hà Nội), bệnh trĩ là tình trạng toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn và suy yếu, hình thành búi trĩ. Nguyên nhân chủ yếu mắc do thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Người mắc bệnh trĩ dễ tái phát nhiều lần nếu ăn cay, sinh hoạt không khoa học..., do hệ tĩnh mạch đã giãn rất khó co lại. Trĩ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ, khó chịu. Nếu thường xuyên tái phát thì có nguy cơ tăng nặng lên độ 3-4, thậm chí phải phẫu thuật. Chuyện "yêu" giữa hai vợ chồng cũng bị cản trở.
Để phòng tái phát trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng như làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…, cần bổ dưỡng tỳ vị để chữa bệnh từ gốc. “Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị, làm tỳ vị hư yếu, rồi mới làm bệnh trĩ bùng phát”, Phó giáo sư Tố phân tích.
Theo Đông y, những người mắc bệnh trĩ nên dùng các bài thuốc cổ chứa Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ... giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa tận gốc bệnh trĩ, ngăn ngừa tái phát.
Trong đó, Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ giúp tăng trương lực mạch máu, do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng dãn quá mức. Liên tử dùng để cầm máu. Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ. Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh trĩ.
Phó giáo sư Tố lưu ý, bên cạnh việc dùng các vị thuốc điều trị bệnh trĩ cấp tính, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dù không tránh khỏi liên hoan, cũng nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, sử dụng các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
