Xoa bụng để chữa táo bón

Việc xoa bóp vùng bụng giúp làm tăng nhu động ruột, nhờ đó giảm táo bón. Cách thở bụng cũng có tác dụng xoa bóp nội tạng, giúp cải thiện chứng này,

Xoa bụng để chữa táo bón

(Ảnh: seykota)

Thông thường, “độ tuổi đường ruột” của người khỏe mạnh về cơ bản ngang với độ tuổi sinh lý, chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, do cách sống không lành mạnh, nhiều người có “độ tuổi đường ruột” sớm suy thoái với những mức độ khác nhau.

Công chức thường làm việc 5-6 giờ liền, phải đối mặt với sức ép tinh thần (stress), ảnh hưởng rất lớn chức năng co bóp, tiêu hóa, hấp thu của đường ruột; lâu dần sẽ hình thành táo bón, thậm chí bệnh trĩ. Người cao tuổi lại do chức năng tạng phủ suy thoái, tinh huyết bất túc, đường ruột không thấm ướt, dễ dẫn đến táo bón.

Vận động có thể tăng cường nhu động đường ruột, kèm với hít thở có tiết luật, giảm bớt xảy ra táo bón. Người ngồi lâu, cách 1-2 giờ nên đứng dậy hoạt động trong giây lát, còn có thể tiến hành phương pháp xoa bóp dưới đây:

Ngồi xoa bóp vùng bụng

Tay trái chống eo (ngón cái ở trước, 4 ngón còn lại ở sau), tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng (với giới hạn trên là dạ dày, giới hạn dưới là xương mu), bắt đầu xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, tất cả xoa 36 lần.

Sau đó, tay phải chống eo, tay trái xoa 36 lần, ngược lại, xoa thành vòng tròn từ ngoài vào trong, tâm điểm là rốn. Cũng có thể xoa bóp kiểu nằm ngửa (một tay không chống eo nữa). Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt nhoài hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bóp.

Kiên trì xoa bóp vùng bụng lâu dài có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa xảy ra táo bón và ung thư. Có thể 2 bàn tay chồng lên nhau xoa bụng thì hiệu quả hơn.

Hít thở bằng bụng

Khi hít vào bụng dưới nhô lên (bụng trên cũng phình lên theo), khi thở ra bụng dưới xẹp dần theo cách: xoa lên - hít vào; xoa xuống - thở ra. Có thể tập luyện khi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.

Cách thở trên có tác dụng xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón. Phương pháp xoa bụng và hít thở nên kết hợp với nhau.

Sau khi ăn, không vận động ngay lập tức, phải chờ tối thiểu 1 giờ. Việc tập sau ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến thức ăn càng khó tiêu hóa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News