Lý do bạn ăn nhiều nhưng vẫn gầy
Giun sán, stress, bệnh dạ dày, ruột kém hấp thu, ăn chưa đúng cách... có thể khiến người gầy mãi không tăng cân.
Cuộc sống hiện đại, nhiều người có thân hình quá khổ mong được giảm cân, lấy lại vóc dáng mảnh mai. Song cũng có không ít người gầy tìm đủ mọi cách để tăng cân, nhưng trọng lượng chẳng hề nhúc nhích.
Nguy cơ bệnh tật của người gầy không thua kém đối tượng thừa cân béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI) càng thấp, nguy cơ sức khỏe càng cao, do tình trạng thiếu chất dinh dưỡng kéo dài.
Người quá gầy luôn cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Hàng loạt cơ quan cũng suy yếu theo như cơ bắp, tim mạch, nội tiết, phổi, tụy… Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, lâu khỏi và chậm hồi phục sau phẫu thuật. Một số nghiên cứu còn cho thấy, gầy làm giảm khả năng tình dục, ảnh hưởng đến sinh sản.
Người gầy lâu khỏi bệnh và chậm hồi phục sau phẫu thuật.
Do không nhận đủ dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày, cơ thể buộc phải sử dụng năng lượng dự trữ trong cơ bắp, mô mỡ để tồn tại. Nhiều người cố gắng ăn để bù đắp, song cơ thể vẫn gầy gò.
Nguyên nhân có thể do nhiễm giun sán, các loài ký sinh trùng này tranh ăn chất dinh dưỡng của cơ thể. Các bệnh dạ dày, đường ruột, stress, ăn uống sai cách hoặc mắc bệnh lý toàn thân... cũng làm cản trở hấp thu dinh dưỡng. Điều đầu tiên người gầy nên làm là đến gặp bác sĩ, tìm thủ phạm thực sự gây ra tình trạng này, từ đó có hướng giải quyết dứt điểm.
Nhiều người nghĩ rằng, muốn tăng cân chỉ cần làm ngược lại những lời khuyên dinh dưỡng cho người béo phì. Đó là ăn càng nhiều càng tốt, ăn vặt thoải mái, ăn khuya, dầu mỡ, đồ ngọt… và giảm vận động.
Tuy nhiên, phương pháp sai lầm này không giúp tăng cơ, mà chỉ tích tụ lượng mỡ xấu, nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng cung cấp cho bạn năng lượng rỗng, mà không có chất dinh dưỡng. Lười vận động càng làm cho cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, teo cơ bắp.
Người gầy cần xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý, giàu năng lượng lành mạnh. Khẩu phần hàng ngày nên điều độ 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều), ăn đủ no, đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, béo, rau củ) và tráng miệng bằng trái cây, sữa chua.
Ngoài ra, nên thêm 2-3 bữa phụ xen giữa các bữa chính. Đó là những món ăn giàu dinh dưỡng như bánh, sữa, trái cây… Mỗi ngày nên uống ít nhất 1- 2 ly sữa dành cho người gầy, giúp cơ thể nhận thêm nhiều dưỡng chất, tăng cân khỏe mạnh và ngăn ngừa thiếu canxi gây loãng xương sau này.
Người gầy cũng đừng quên tập thể dục thể thao để tăng cường lưu thông khí huyết. Vận động giúp tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, ăn uống ngon miệng, tăng cơ giảm mỡ.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
