Lý do chúng ta thường bỏ muối vào thực phẩm

Muối làm hỏng các enzyme và ADN của vi khuẩn, đồng thời khử nước trong thực phẩm để vi khuẩn không có môi trường thuận lợi phát triển.

Muối thường được sử dụng theo hai cách chính để bảo quản thực phẩm, đó là ở dạng hạt hoặc nước muối, theo How Stuff Works. Ví dụ, làm thịt giăm bông bằng cách ướp thịt với muối hoặc ngâm dưa chuột với nước muối để chuyển thành dưa chua.


Sử dụng muối để bảo quản thịt là phương pháp có từ lâu đời. (Ảnh: Wikihow).

Bất kể sử dụng ở hình thức nào, muối không chỉ có tác dụng lưu giữ thức ăn lâu dài mà còn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm các mầm bệnh như vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm, sốt thương hàn và một số vấn đề nghiêm trọng khác.

Muối ức chế vi khuẩn bằng nhiều cách khác nhau. Nó phá vỡ các enzyme và làm hư hại ADN của vi khuẩn. Muối cũng có tác dụng khử nước, loại bỏ nhiều phân tử nước có trong thực phẩm mà vi khuẩn cần để sống và phát triển.

Các phân tử nước trong thức ăn được đo bằng chỉ số tính linh động của nước trong thực phẩm, một đại lượng biểu thị sự hiện diện của các phân tử nước tự do. Trước khi bảo quản bằng muối, nhiều thực phẩm tươi sống có chỉ số tính linh động của nước bằng 0,99. Chỉ số này hạ xuống khi muối khử nước trong thực phẩm thông qua quá trình thẩm thấu.

Về bản chất, lượng muối bên ngoài thực phẩm có xu hướng kéo các phân tử nước ở bên trong ra ngoài và thay thế chúng bằng các phân tử muối. Quá trình này diễn ra cho đến lúc lượng muối hai bên ngang bằng nhau. Khi chỉ số tính linh động của nước trong thực phẩm giảm xuống bằng 0,91 sẽ ngăn chặn sự phát triển của phần lớn vi khuẩn. Đối với một số loại thực phẩm, con số này có thể là 0,94.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News