Lý do New Zealand chi 300.000 USD giết một con chồn

Nhà chức trách New Zealand sẵn sàng chi 300.000 USD cho chiến dịch tiêu diệt một con chồn ezmin xuất hiện trên hòn đảo có nhiều loài thú quý hiếm.

Trong 25 năm qua, một nơi hẻo lánh ở phía tây nam New Zealand cung cấp khu bảo tồn không có động vật săn mồi cho các loài bị đe dọa, bao gồm loài vẹt không biết bay duy nhất trên thế giới và loài thằn lằn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Đảo Chalky, vùng đất gồ ghề xanh tươi rộng 5,2km thuộc vùng Fiordland là nơi sinh sống của thằn lằn bóng Te Kākahu skink, chim kiwi và vẹt kākāpō chỉ còn chưa đến 250 cá thể trong tự nhiên. Vì vậy, vào tháng 8/2022, khi nhân viên bảo tồn trên đảo phát hiện một con chồn ezmin đực, loài động vật có vú bản xứ ở đại lục Á Âu và Bắc Mỹ chuyên săn chim chóc và nhiều loại mồi khác, họ buộc phải hành động để cứu hệ sinh thái mong manh trên đảo, theo CNN.

Lý do New Zealand chi 300.000 USD giết một con chồn
Con chồn ezmin được phát hiện bằng camera trên đảo Chalky. (Ảnh: Bộ Bảo tồn New Zealand).

Bộ Bảo tồn (DOC) New Zealand phát động một chiến dịch lớn với sự tham gia của những chuyên gia đặt bẫy, chó nghiệp vụ, camera bẫy ảnh, trực thăng và tàu thuyền trong 8 tháng để bẫy và giết con chồn này. "Đây là một chiến thắng to lớn nhưng chúng tôi không thể buông lỏng vào lúc này. Hòn đảo là một trong những khu vực ưu tiên lớn nhất về đa dạng sinh học ở Fiordland. Chúng tôi cần làm mọi thứ có thể để bảo vệ các loài dễ tổn thương đang sinh sống tại đó", Rebecca Teele, chuyên gia của DOC, cho biết.

Hồi tháng 3, ủy ban môi trường của Quốc hội New Zealand tiết lộ chi phí cho nhiệm vụ để bắt con chồn ezmin là 300.000 USD. Số tiền quá lớn gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội, nhưng nhà chức trách cho rằng khoản tiền đó rất đáng giá. "Nếu không hành động, chúng ta sẽ phải trả giá lớn hơn, với khả năng tàn phá quần thể vẹt kākāpō. Chúng ta có thể phải chuyển vẹt kākāpō khỏi hòn đảo bằng máy bay với chi phí khổng lồ và không có nơi nào để đưa chúng đến. Chi phí cơ hội nếu không bắt con chồn ezmin đó sẽ lên tới hàng triệu USD", Aaron Fleming, giám đốc hoạt động ở DOC, cho biết.

Cùng với chồn sương, chồn ezmin được đưa vào New Zealand cuối thế kỷ 19 để kiểm soát thỏ tàn phá đồng cỏ chăn nuôi cừu, nhưng chúng cũng tiêu diệt quần thể chim độc đáo tại đây, góp phần vào sự tuyệt chủng của một số phân loài, theo DOC. Những động vật ăn thịt mới giết chết khoảng 25 triệu con chim bản xứ ở New Zealand hàng năm, với khoảng 4.000 loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Trong nỗ lực bảo vệ chúng, New Zealand đã chi hơn 300 triệu USD từ năm 2016 nhằm theo đuổi mục tiêu trở thành đất nước không có động vật ăn thịt vào năm 2050. Theo chương trình, chính phủ lên kế hoạch xóa sổ chuột, thú có túi, chồn sương và chồn ezmin.

Theo Carolyn M. King, giáo sư danh dự ở Đại học Waikato, chồn ezmin là loài thú ăn thịt nhỏ, giàu năng lượng và tiêu diệt hiệu quả chim và thằn lằn bản xứ. Chúng đủ nhỏ để chui vào hang thỏ và chuột, thậm chí cả tổ của nhiều loài chim và chịu khó luồn lách bên trong. Chúng cũng bơi lội rất giỏi. Nghiên cứu về một nhóm nhỏ chồn ezmin cho thấy gần 1/2 có thể bơi liên tục hơn một giờ, kéo theo nguy cơ chúng xâm chiếm những hòn đảo cách đất liền từ 3 đến 5 km, bao gồm đảo Chalky.

Đảo Chalky và quần đảo Passage ở lân cận vắng bóng động vật săn mồi từ năm 1999 sau chiến dịch xóa sổ chồn ezmin đầu tiên. Đối với Fleming, sự xuất hiện gần đây của chồn ezmin càng nêu bật tầm quan trọng của kế hoạch năm 2050.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã

Giải mã "ổ rắn cực độc" xuất hiện trên đảo Phú Quý

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng và dư luận xôn xao trước thông tin một ổ rắn cực độc xuất hiện trên đảo Phú Quý, Bình Thuận. Vậy sự thật về loài rắn này là gì?

Đăng ngày: 12/04/2024
Hình ảnh về loài chuột chũi mù hiếm gặp ở Australia

Hình ảnh về loài chuột chũi mù hiếm gặp ở Australia

Đây là loài vật có vẻ ngoài kỳ lạ mà người ta thường chỉ có thể bắt gặp 5-10 lần mỗi thập kỷ.

Đăng ngày: 11/04/2024
Phát hiện loài rùa đầu to cực kỳ quý hiếm ở Quảng Nam

Phát hiện loài rùa đầu to cực kỳ quý hiếm ở Quảng Nam

Rùa đầu to, loài động vật quý hiếm, có nguy tuyệt chủng, thuộc danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Việt Nam và thế giới vừa được phát hiện tại tỉnh Quảng Nam.

Đăng ngày: 11/04/2024
Hành vi của các loài chim thay đổi như thế nào khi nhật thực diễn ra?

Hành vi của các loài chim thay đổi như thế nào khi nhật thực diễn ra?

Khi nhật thực toàn phần diễn ra, động vật tại nhiều vườn thú có rất nhiều hành động kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

Đăng ngày: 08/04/2024
Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ

Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ "xây cầu" dài 25m

Nhờ vào cơ chế nhả tơ cực kỳ độc đáo và biết cách lợi dụng các dòng không khí, nhện vỏ cây Darwin có thể xây dựng một “cây cầu” dài 25m bắc qua dòng sông để bắt đầu tạo ra một cái bẫy bắt mồi.

Đăng ngày: 08/04/2024
Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Bất chấp cơ thể đồ sộ, thần ưng Andes giữ kỷ lục bay dài nhất chỉ nhờ các luồng không khí, không cần vỗ cánh trong suốt 5 tiếng.

Đăng ngày: 06/04/2024
Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Nhiều loài cá sống quanh quần đảo Florida Keys, bang Florida, Mỹ, đang có những hành vi hết sức bất thường trước khi chết khiến các nhà khoa học lo ngại và đang phải đau đầu tìm lời giải thích.

Đăng ngày: 03/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News