Lý giải hiện tượng bia sủi bọt khi bị đập vào miệng chai

Bí mật đập nhẹ vào miệng một chai bia mới khui nắp của ai đó, rồi đứng lùi ra xa nhìn bọt sủi tràn xuống sàn là một mẹo cổ điển để gây sự phấn khích trong các bữa tiệc. Các nhà nghiên cứu Pháp và Tây Ban Nha vừa khám phá ra nguyên lý khoa học ẩn sau hiện tượng này.

Javier Rodriguez-Rodriguez - người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Carlos III (Tây Ban Nha) cho biết, hiện tượng sủi bọt là một cơ chế, trong đó các bong bóng sẽ xuất hiện trong một chất lỏng như bia sau khi va chạm. Hiện tượng này có liên quan đến các lo ngại kỹ thuật phổ biến, chẳng hạn như sự ăn mòn chân vịt của tàu thủy.

Sau một cú đập nhẹ bất ngờ vào miệng chai bia, vận động tới lui của các sóng ép nén và giãn nở sẽ khiến các bong bóng xuất hiện và tan vỡ nhanh chóng.

Kết quả nghiên cứu những tương tác chất lỏng bên trong chai bia cho thấy, sự tan vỡ của các bong bóng "mẹ" hình thành từ việc sủi bọt đã tạo ra những đám mây bong bóng khí carbonic "con", rất nhỏ nhưng phát triển và phình to nhanh hơn bong bóng "mẹ". Sự giãn nở nhanh chóng của các bong bóng "con" đã dẫn đến hiện tượng bọt sủi lên trên, hình thành các chùm bong bóng có hình dạng rất giống cây nấm như quan sát được sau một vụ nổ lớn.

"Và đây là lí do khiến bọt hình thành dễ nổ đến như vậy: các bong bóng càng lớn, chúng càng nổi nhanh hơn và ngược lại. Điều này là vì, các bong bóng di chuyển nhanh chóng sẽ bắt nhốt được nhiều khí carbonic hơn", ông Rodriguez giải thích.

Lý giải hiện tượng bia sủi bọt khi bị đập vào miệng chai
Sự giãn nở nhanh chóng của các bong bóng "con" đã dẫn đến hiện tượng bọt sủi lên trên.

Tiến sĩ Rodriguez tiết lộ, công trình của ông và các cộng sự nhằm lý giải tính năng của quá trình phi khí hóa xảy ra bên trong một chai bia, trong vòng vài giây đầu tiên sau va chạm. Về mặt thực tiễn, khám phá này cũng có thể ứng dụng cho các hệ thống kỹ thuật khác và giúp các chuyên gia hiểu rõ những hiện tượng nghiêm trọng trong tự nhiên, chẳng hạn như sự giải phóng đột ngột khí carbon dioxite trong thảm họa Hồ Nyos ở Cameroon năm 1986, gây ngạt thở 1.700 người sống gần đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News