Lý giải hiện tượng tối đen giữa ban ngày ở Hạ Long

Vào khoảng 9 giờ 5 phút đến 9 giờ 15 phút ngày 3/4, khu vực Hòn Gai (Hạ Long, Quảng Ninh) bỗng xảy ra hiện tượng kỳ lạ: trời đột nhiên tối sầm, khiến người dân phải bật đèn trên các phương tiện khi tham gia giao thông, đèn sinh hoạt.

>>> Hiện tượng lạ, ngày "bỗng thành" đêm ở thành phố Hạ Long

Hiện tượng này ngay lập tức thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng thiên văn kỳ thú, song có ý kiến cực đoan cho rằng đây là điềm xấu.

Lý giải hiện tượng tối đen giữa ban ngày ở Hạ Long
Hiện tượng tối đen giữa ban ngày tại Hạ Long. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên đầu giờ chiều cùng ngày, ông Nguyễn Đức Phường (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định hiện tượng “màn đêm xuất hiện giữa ban ngày” nói trên là bình thường, không phải là một sự kiện thiên văn cũng như tâm linh.

Lý giải, ông Phường cho rằng, việc bầu trời bị tối được coi là hiện tượng thiên văn khi khu vực tối nằm trọn trong dải nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, trong năm 2014, trên lãnh thổ Việt Nam không nằm trong vùng quan sát nhật thực.

Vị chuyên gia từng tham gia Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam này cũng cho rằng, sự việc tại Hạ Long sáng 3/4 là hiện tượng khí tượng. Nguyên nhân chính là trên bầu trời xuất hiện lượng mây đen tương đối dày, bao phủ trên diện tích lớn. Thêm vào đó, hạt hơi nước trong đám mây tương đối lớn, hấp thụ ánh sáng mặt trời khiến ánh sáng không xuyên qua được. Đây còn được gọi là hiện tượng tối cục bộ. Hiện tượng này cũng đã từng bắt gặp ở Việt Nam và một số nơi trên thế giới.

Cũng giống với ông Phường, chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam) phỏng đoán đây là hiện tượng bầu trời xuất hiện mây đen dày đặc.

Anh Sơn cũng cung cấp thêm thông tin, sáng 3/4, người thân ở thành phố Nam Định cũng đã chứng kiến hiện tượng này và phải bật đèn để tham gia giao thông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News