Lý giải hiệu ứng "chết hàng loạt" ở loài ruồi

Cơ chế kỳ lạ ở loài ruồi khiến tuổi thọ của chúng giảm đi một cách đáng kể khi quan sát thấy đồng loại bị chết.

Đã trải qua hàng thế kỷ được nghiên cứu và tìm hiểu, song loài ruồi giấm vẫn khiến chúng ta bất ngờ về những cơ chế đặc biệt của chúng.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng khi ruồi giấm (Drosophila melanogaster) tiếp xúc với xác của những đồng loại đã chết của chúng, tuổi thọ của chúng bắt đầu giảm đi một cách đáng kể và có thể đo lường được.


Ruồi giấm giảm tuổi thọ khi tiếp xúc với đồng loại đã chết của chúng. (Ảnh: Christi Gendron/CC-BY 4.0).

Quá trình này bao gồm những hành động như tự thu mình lại, giảm lượng mỡ trong cơ thể, và sự lão hóa của chúng tăng nhanh đến mức khiến chúng chết sớm hơn những con ruồi khác. Đôi khi, hiện tượng xảy ra cùng lúc ở cả đàn ruồi, khiến chúng chết hàng loạt.

Những thay đổi này dường như liên quan đến serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng mang tín hiệu giữa các tế bào thần kinh và 5-HT2A - một trong những thụ thể của serotonin.

Theo lý giải của các nhà khoa học, 2 loại tế bào thần kinh ở loài ruồi tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh serotonin được kích hoạt khi ruồi giấm nhận thấy đồng loại đã chết.

Kết quả là hoạt động gia tăng này đã đẩy nhanh quá trình lão hóa ở ruồi, tạo thành một quá trình mà các nhà nghiên cứu gọi là "nhận thức về cái chết".


Ruồi giấm có thể "nhận thức cái chết". (Ảnh: Wikipedia).

Điều thú vị là những tác động tương tự cũng có thể xảy ra ở một số loài động vật khác, như hành động loại bỏ xác đồng loại đã chết ở các loài côn trùng có tính xã hội cao, hay tìm hiểu tử thi ở loài voi. Ở một số loài linh trưởng không phải người, chúng cũng có cách tiếp cận bao gồm gia tăng nồng độ hormone điều hòa được gọi là glucocorticoid.

Mặc dù bộ não của ruồi rất khác so với của con người, nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng rằng một ngày nào đó, những phát hiện ở loài ruồi sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách thức mà bộ não của chúng ta và quá trình lão hóa hoạt động.

"Kết quả từ nghiên cứu có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc để điều trị cho những người thường xuyên phải đối mặt với các tình huống căng thẳng xung quanh cái chết, như những người lính, hay bác sĩ", báo cáo nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News