Tại sao ruồi giấm có tinh trùng dài gấp 23 lần cơ thể?
Suốt một thời gian dài, người ta vẫn tranh cãi xem kích thước có quan trọng đối với các cá thể cái hay không. Các nhà sinh vật học hiện quả quyết, câu trả lời là có, ít nhất trong trường hợp của ruồi giấm.
Điều đặc biệt về ruồi giấm là tinh trùng của chúng "khủng" bất thường so với kích thước cơ thể. Cụ thể là, tinh trùng của loài côn trùng này dài khoảng 5,8cm, tức là gấp gần 23 lần chiều dài cơ thể chúng.
Với kích thước như trên, tinh trùng ruồi giấm thậm chí còn dài gấp 1.100 lần "con giống" của người. Nếu một người đàn ông sở hữu tinh trùng có cùng tỉ lệ so với cơ thể mình như một "chàng" ruồi giấm, "con giống" của anh ta sẽ phải dài gần 42,7 mét.
Thực tế này các nhà khoa học đã biết từ lâu. Họ thậm chí còn biết rằng, tinh trùng nhét vừa cơ thể ruồi giấm cái nhờ được cuộn rất chặt như một cuộn len. Tuy nhiên, họ vẫn thắc mắc tại sao một loài côn trùng nhỏ bé như vậy lại sở hữu "con giống" quá lớn so với cơ thể.
Tinh trùng nhét vừa cơ thể ruồi giấm cái nhờ được cuộn rất chặt như một cuộn len.
Ở các động vật khác, việc sản sinh tinh trùng giống như một trò chơi xổ số. Các cá thể đực càng sản sinh nhiều tinh trùng, tức là có nhiều trong tay nhiều tấm vé số, cơ hội chiến thắng, trong trường hợp này là thụ tinh cho trứng thành công, càng cao.
Một giả thuyết phổ biến lâu nay là, tinh trùng dài hơn thường không khỏe mạnh bằng các tinh trùng ngắn hơn, nên kích thước "khủng" không phải là điều tốt đối với các cá thể đực.
Tuy nhiên, trong trường hợp của ruồi giấm, tất cả dường như phụ thuộc vào cá thể cái, vào những gì chúng muốn. Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature, mọi việc liên quan đến cách các ruồi giấm cái đã tiến hóa cơ thể về mặt di truyền để tiếp nhận những con giống lớn nhất và tốt nhất từ ruồi giấm đực.
Theo thời gian, các ruồi giấm cái đã khuyến khích việc sản sinh tinh trùng lớn hơn bằng cách tự chúng phát triển bộ phận chứa to hơn để lưu trữ "con giống" cho việc thụ tinh trứng về sau. Các tinh trùng nhỏ hơn thường bị đẩy bật ra ngoài khi ruồi giấm cái giao phối tạp nham với nhiều con đực khác.
Nhà nghiên cứu Scot Pitnick, giáo sư sinh vật học tại Đại học Syracuse (Mỹ), cho biết, đối với các cá thể đực, tinh trùng dài hơn đồng nghĩa với số lượng tinh binh ít hơn, nhưng khi đó, chỉ các cá thể đực có chất lượng tốt nhất có thể sản sinh ra đủ tinh trùng để cạnh tranh sinh sản.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.
