Mải mê đánh chén, báo săn suýt làm mồi ngon cho sư tử
Con báo săn nhận bài học nhớ đời và suýt bỏ mạng trong giây phút mất cảnh giác.
Trong tự nhiên, mọi thứ đôi khi vẫn chưa kết thúc khi kẻ đi săn hạ gục được con mồi. Đó là bởi bên cạnh cuộc chiến sinh tử giữa kẻ đi săn và con mồi, còn một thử thách cũng quyết liệt không kém, là cuộc chiến giữa những kẻ đi săn.
Đoạn clip được chia sẻ bởi kênh Maasai Sightings cho thấy sự khắc nghiệt của tự nhiên, khi con báo săn vừa hạ gục và đang đánh chén con mồi, đã lập tức trở thành mục tiêu bị săn đuổi của một con sư tử.
Có lẽ, con báo dường như đã quá mải mê với chiến tích, khiến nó chủ quan và mất cảnh giác khỏi môi trường xung quanh.
Điều này mang đến cơ hội "vàng" cho sư tử để tấn công. Nó lén vòng ra phía sau, trước khi lao đến đầy tốc độ.
Mặc dù sở hữu những giác quan rất nhạy bén, song mãi tới khi sư tử thu hẹp ở khoảng cách rất gần, báo săn mới giật mình nhận ra sự xuất hiện của kẻ địch.
Ngay lập tức, nó né tránh những cú cắn chết người, và trốn thoát trong gang tấc nhờ sự linh hoạt của mình.
Chứng kiến báo săn vượt thoát, sư tử cũng hề tỏ ra chẳng hề bận tâm, vì mục tiêu ban đầu của nó có lẽ là cướp lấy bữa ăn hơn là hạ gục con vật.
Báo săn ít khi chiến đấu với sư tử do cấu tạo cơ thể không phù hợp cho việc này. Bởi vậy, chúng thường đưa ra lựa chọn khôn ngoan hơn, là bỏ chạy (Ảnh: Getty).
Sư tử được mệnh danh là thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng tại vùng thảo nguyên nhờ quần thể con mồi dồi dào, cũng như sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ, sức mạnh.
Bên cạnh việc tự tổ chức đi săn, sư tử cũng thường xuyên cướp mồi, hoặc giết những kẻ săn mồi khác như báo hoa mai, báo săn, linh cẩu đốm... hòng giành lại sự thống trị.
Trên thực tế, một thống kê tại Khu bảo tồn Quốc gia Masai Mara (Nam Phi) cho thấy sư tử thậm chí cướp mồi còn nhiều hơn so với linh cẩu. Đó là bởi kích thước và sức mạnh của sư tử có thể áp đảo hoàn toàn những con thú họ mèo nhỏ hơn như báo hoa mai và báo săn tại nơi chúng cùng tồn tại.
Sư tử cũng sẵn sàng ăn xác thối khi có cơ hội. Nhiều nhân chứng bắt gặp chúng ăn xác những động vật đã chết vì những nguyên nhân tự nhiên như bệnh tật hoặc bị giết bởi những kẻ săn mồi khác.
Mặc dù được xem là kẻ đi săn thành công nhất trên thảo nguyên, song số lượng vẫn đang giảm nhanh chóng với tỷ lệ khoảng 30-50% mỗi 20 năm, tính từ cuối thế kỷ 20. Chúng thậm chí được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN.
Nguyên nhân chính của sự suy giảm bao gồm bệnh tật, biến đổi khí hậu dẫn tới thu hẹp môi trường sống, khan hiếm con mồi, thay đổi nguồn nước và sự can thiệp của con người. Trong đó, mất môi trường sống và xung đột với con người được coi là mối đe dọa đáng kể nhất đối với loài mèo lớn này.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
