Mạng 5G sẽ "đe dọa" ngành thiên văn học?

Sự phát triển nhanh chóng của mạng 5G trong tương lai có thể đe dọa đến khả năng bắt tín hiệu từ không gian của các nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến.

Theo trang Inside Science, cuối tuần qua, Hội Thiên văn Mỹ đã tổ chức một hội thảo tại tiểu bang Maryland, trong đó nêu lên một nguồn ô nhiễm mới mẻ được giới khoa học chú ý trong thời gian gần đây: sóng vô tuyến.

Mặc dù mắt người không thấy được sóng vô tuyến nhưng chúng là phần cơ bản trong phổ điện từ - dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ, kéo dài từ tần số thấp như bức xạ vô tuyến hiện đại tới bức xạ gamma - được các nhà nghiên cứu thiên văn sử dụng để khảo sát vũ trụ.

Hiện nay, tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công ty viễn thông không dây đang làm nhiễu loạn môi trường sóng vô tuyến.

"Trong đó tác động lớn nhất trong tương lai là mạng 5G - thế hệ tiếp theo của mạng không dây điện thoại", Harvey Liszt, một nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến của Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia Mỹ ở bang Virginia cho biết.

Mạng 5G sẽ đe dọa ngành thiên văn học?
Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm sóng vô tuyến nghiêm trọng trong tương lai? - (Ảnh: John Fowler).

Mạng 5G hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ đạt tốc độ nhanh hơn gấp 100 lần so với mạng 4G.

Nhưng trước khi mạng 5G phổ biến, những thiết bị điện tử viễn thông ngày nay đã và đang "đối đầu" gay gắt với những nhiều loại bức xạ trong phổ điện từ.

Thêm nữa, các hãng vũ trụ tư nhân như Boeing và SpaceX đang lên kế hoạch phóng hàng ngàn vệ tinh với mục tiêu cung cấp Internet băng thông rộng toàn cầu.

Khi hệ thống mới này được thiết lập, chúng sẽ để lại nhiều tác động, trong đó ít nhất có thể làm nhiễu loạn phổ sóng vô tuyến mà các nhà nghiên cứu thiên văn học vô tuyến thường sử dụng khi tìm hiểu vũ trụ.

Sóng vô tuyến có tần số thấp và năng lượng thấp hơn ánh sáng khả kiến nhưng đóng vai trò không thể thay thế trong việc khám phá những hiện tượng năng lượng thấp trong vũ trụ như hiện tượng bức xạ phông vi sóng vũ trụ còn gọi là bức xạ tàn dư vũ trụ.

Đây là loại bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ khoảng 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang.

Sóng vô tuyến góp phần tạo nên ngành thiên văn học vô tuyến - một phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ vô tuyến.

Do đó, để tránh những tác động tiêu cực trong tương lai, các nhà khoa học đang làm việc với các nhà hoạch định chính sách để hạn chế hoặc phân bố phù hợp mạng lưới viễn thông có thể ảnh hưởng đến công cuộc nghiên cứu vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
NASA: Lò phản ứng hạt nhân cho sao Hỏa được thử nghiệm thành công

NASA: Lò phản ứng hạt nhân cho sao Hỏa được thử nghiệm thành công

Lò phản ứng hạt nhân này có thể cung cấp năng lượng cho thiết bị biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của sao Hỏa thành khí đốt, nước và oxy.

Đăng ngày: 23/01/2018
Hóa ra mặt trăng không giúp dự đoán được động đất

Hóa ra mặt trăng không giúp dự đoán được động đất

Theo nghiên cứu khoa học mới nhất chỉ ra rằng các giả thuyết về những trận động đất mạnh diễn ra theo chu kỳ của mặt trăng không hề có căn cứ khoa học nào.

Đăng ngày: 23/01/2018
Vụ nổ tia gamma thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Vụ nổ tia gamma thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Anh và Thụy Điển lần đầu tiên tạo ra phiên bản thu nhỏ trong phòng thí nghiệm của một vụ nổ tia gamma.

Đăng ngày: 23/01/2018
Phát hiện 200 hố nghi dẫn nước trên Mặt Trăng

Phát hiện 200 hố nghi dẫn nước trên Mặt Trăng

Các thông tin mới nhất được thiết bị thăm dò Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA gửi về cho thấy có một mạng lưới các ống dung nham dưới bề mặt mặt trăng.

Đăng ngày: 23/01/2018
Loại vệ tinh mới có thể cho chúng ta những thước phim full màu HD về Trái đất

Loại vệ tinh mới có thể cho chúng ta những thước phim full màu HD về Trái đất

Được phát triển bởi công ty của Anh là Earth-i và Surrey Satellite Technology Ltd, vệ tinh CARBONITE-2 chỉ nặng 100 kilogram và được trang bị một máy ảnh UHD (Ultra High Definition).

Đăng ngày: 20/01/2018
Cụm thiên hà có khối lượng gấp ba triệu tỷ lần Mặt Trời

Cụm thiên hà có khối lượng gấp ba triệu tỷ lần Mặt Trời

El Gordo trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "Kẻ to béo". Đây là cụm thiên hà lớn nhất, sáng và nóng nhất được phát hiện ở vùng không gian xa ngoài vũ trụ. Cụm thiên hà này cách Trái Đất đến 7 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 19/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News