Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ

Các phi hành gia trên ISS nhìn về Trái Đất để quan sát nhật thực trong lúc hàng triệu người tại Mỹ ngước lên bầu trời từ mặt đất.

Trong lúc hàng triệu người tập trung ở nhiều địa điểm tại Mỹ để quan sát nhật thực ngày 21/8, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có ba lần chứng kiến hiện tượng này khi bay quanh Trái Đất, Verge ngày 21/8 đưa tin.


Hiện tượng nhật thực toàn phần quét qua nước Mỹ nhìn từ vũ trụ. (Video: NOAA).

Do ISS hoàn thành một vòng quanh Trái Đất 90 phút một lần, các thành viên của đội thám hiểm thứ 52 trên ISS có ba thời điểm để ghi lại khoảnh khắc Mặt Trăng che khuất Mặt Trời. Tuy nhiên, họ không thể chứng kiến nhật thực toàn phần do ISS không đi qua phần bóng tối Mặt Trăng phủ lên Trái Đất, theo NASA.

Quan sát nhật thực từ Trái Đất, Joel Kowsky, biên tập viên hình ảnh của NASA tại Banner, Wyoming ghi lại thời khắc ISS đi qua trước Mặt Trời như một chữ H li ti màu đen.


Hình ảnh ISS đi qua trước Mặt Trời lúc nhật thực diễn ra. (Ảnh: NASA).

Nhật thực diễn ra nhờ kích thước và khoảng cách của các thiên thể trong vũ trụ. Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời khoảng 400 lần. Khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng kém khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời khoảng 400 lần. Tỷ lệ này khiến Mặt Trăng và Mặt Trời như có cùng kích thước khi quan sát từ Trái Đất, cho phép Mặt Trăng che phủ hoàn toàn Mặt Trời.

Lần xuất hiện trước của nhật thực toàn phần tại Mỹ là năm 1979. Mặt Trăng sẽ tiếp tục che khuất hoàn toàn Mặt Trời vào ngày 8/4/2024. Hiện tượng này có thể quan sát được từ Texas đến Maine ở Mỹ hoặc một phần lãnh thổ của Mexico và đông Canada.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News