Mặt trời hoạt động yếu hơn các ngôi sao khác lại là may mắn cho Trái đất

Mặt trời của chúng ta hoạt động kém hơn các ngôi sao tương tự khác. Do vết đen và các hiện tượng khác nên Mặt trời có sự biến đổi độ sáng yếu hơn.

Nói theo cách của các nhà khoa học là Mặt trời có tính cách “tẻ nhạt” hơn. Nhưng đối với các sinh vật trên Trái đất, đây có lẽ lại là một điều đáng mừng.

Mặt trời hoạt động yếu hơn các ngôi sao khác lại là may mắn cho Trái đất

Các nhà nghiên cứu cho biết thời gian để Mặt trời xoay hết một vòng quanh trục của nó là 24,5 ngày. Kết quả tìm hiểu nhiệt độ bề mặt, kích thước và thời gian tự xoay quanh mình của 369 ngôi sao tương tự như Mặt trời cho thấy độ biến thiên về độ sáng của chúng trung bình cao gấp 5 lần Mặt trời của chúng ta. 

Nhà thiên văn học Timo Reinhold ở Viện Nghiên cứu hệ Mặt trời Max Planck, Đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết sự biến thiên này là do các điểm đen trên bề Mặt của ngôi sao xoay vào và xoay ra khỏi tầm quan sát.

Mặt trời về cơ bản là một quả bóng hydrogen và helium nóng có kích thước trung bình trong số các ngôi sao và hình thành từ hơn 4,5 tỷ năm trước. Cho đến nay nó đã sống được nửa quãng đời của mình. Đường kính của Mặt trời khoảng 1.390.500km, nhiệt độ bề Mặt khoảng 5.5380C.

Mặt trời hoạt động yếu hơn các ngôi sao khác lại là may mắn cho Trái đất
Một cơn bão Mặt trời cấp trung bình (M2) và một vụ nổ giải phóng năng lượng vật chất cực quang từ cùng một vùng của Mặt trời.

Nhiệt độ và thời gian tự xoay được cho là những yếu tố chính tạo nên động lực bên trong một ngôi sao để sinh ra từ trường và cuối cùng là số lượng và kích cỡ các điểm làm thay đổi độ sáng.

Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện ra những ngôi sao có các thông số rất giống với Mặt trời nhưng lại có độ biến thiên độ sáng gấp 5 lần.

Hoạt động từ tính cao liên quan đến các vết đen Mặt trời có thể dẫn đến các cơn bão Mặt trời, giải phóng năng lượng vật chất cực quang - sự phóng ra một lượng lớn plasma và từ trường từ phần ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt trời - và các hiện tượng điện từ khác có thể ảnh hưởng đến Trái đất, ví dụ như làm hỏng các vệ tinh và các cuộc liên lạc và gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ.

Sự đơn điệu của Mặt trời có thể là một điều tốt

Nhà thiên văn học Reinhold nói rằng: “một Mặt trời hoạt động mạnh hơn có thể ảnh hưởng đến niên đại địa chất của Trái đất. Một ngôi sao quá “hoạt bát” chắc chắn sẽ làm biến đổi các điều kiện sống trên một hành tinh, vì thế sống với một ngôi sao tẻ nhạt không phải là điều thiệt thòi".

Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu về các ngôi sao tương tự Mặt trời với các thông tin trong lịch sử hoạt động của Mặt trời.

Những thông tin này bao gồm các số liệu quan sát các điểm đen Mặt trời trong vòng 400 năm qua và dữ liệu về các biến thể của các nguyên tố hóa học trong 9.000 năm dựa trên vòng gỗ và lõi băng do hoạt động Mặt trời tạo ra. Những thông tin này cho thấy Mặt trời trước kia không hề khác mấy so với ngày nay.

Các phát hiện này không nói lên rằng Mặt trời có thể đang trong giai đoạn im ắng và có thể sẽ hoạt động mạnh hơn trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngoại hành tinh lớn gấp ba lần sao Mộc

Phát hiện ngoại hành tinh lớn gấp ba lần sao Mộc

Kepler-88 d, ngoại hành tinh thứ ba trong hệ sao Kepler-88 ở cách Trái Đất hơn 1.200 năm ánh sáng lớn hơn bất kỳ hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 04/05/2020
NASA kêu gọi người dân không đi xem phóng tàu vũ trụ

NASA kêu gọi người dân không đi xem phóng tàu vũ trụ

NASA và SpaceX hôm 1/5 kêu gọi người dân ở nhà trong sự kiện đưa phi hành gia lên trạm ISS từ đất Mỹ sau gần một thập kỷ do ảnh hưởng của Covid-19.

Đăng ngày: 04/05/2020
Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào?

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào?

Khi phải ngồi nhà để cách ly xã hội, những nhà khoa học ở NASA vẫn có thể điều khiển các thiết bị cách Trái đất hàng trăm triệu km.

Đăng ngày: 04/05/2020
Vũ trụ khởi đầu như thế nào?

Vũ trụ khởi đầu như thế nào?

Từng được cho là không thể giải thích, song những gì xảy ra trước khi vũ trụ hình thành luôn là đề tài thú vị của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 04/05/2020
Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức

Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức

Các nhà toán học đang tìm cách sử dụng mô hình Lý thuyết Thông tin tích hợp để giải mã ý thức và cho rằng ngay cả vũ trụ cũng biết suy nghĩ.

Đăng ngày: 02/05/2020
Cặp hố đen tạo ánh sáng mạnh hơn một nghìn tỷ ngôi sao

Cặp hố đen tạo ánh sáng mạnh hơn một nghìn tỷ ngôi sao

Hố đen nhỏ trong thiên hà OJ 287 đâm vào đĩa vật chất của hố đen siêu khối lượng, tạo ra đợt lóe sáng mạnh.

Đăng ngày: 02/05/2020
NASA lần đầu thấy hiện tượng lạ: Lỗ đen sinh ra 1 hành tinh độc đáo

NASA lần đầu thấy hiện tượng lạ: Lỗ đen sinh ra 1 hành tinh độc đáo

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên ghi nhận một hiện tượng độc đáo trong vũ trụ, khi một ngôi sao lớn trải qua quá trình tiếp cận gần một lỗ đen siêu lớn bị mất đi lớp vỏ bọc bên ngoài của mình.

Đăng ngày: 01/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News