Mặt trời phun vết lóa cấp X
Sau vết lóa cấp M hồi giữa tuần, AR1515 tiếp tục bùng nổ vết lóa cấp X, mức mạnh nhất trong thang đo hoạt động mặt trời.
Đài Quan sát Động Nhật học phát hiện vết lóa tia X1.1 - (Ảnh: NASA)
Kể từ khi khu vực 1515 (AR 1515) “lộ diện” trên bản đồ hoạt động của mặt trời, đây là nơi liên tục bùng nổ những vết lóa.
Nhưng đến 23 giờ 08 UT (tức 17 giờ 8 phút, theo giờ VN) ngày 6/7, khu vực này hiện lên một nhóm các vệt đen, cho thấy đã xuất hiện vết lóa cấp X1.1.
Theo trang Spaceweather.com, vết lóa mới nhất, được xác định tạo ra bức xạ tia X theo kết quả đo đạc của vệ tinh, có thể kích hoạt cơn bão các hạt proton năng lượng cao chạy dọc theo từ trường liên hành tinh (từ trường từ mặt trời tương tác với trường địa từ của Trái đất).
Trong trường hợp nó tương tác với từ quyển của địa cầu, giới khoa học sẽ biết được khi quan sát hoạt động cực quang.
Trước đó, vết lóa M5.6 bị phát hiện đã làm tăng mức độ ion hóa của khí quyển trên bầu trời châu Âu, gây ra một số cản trở cho công tác truyền tín hiệu vô tuyến.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
