Máu dơi có thể giúp con người ngủ đông để du hành vũ trụ

Nếu có thể khai thác khả năng thích nghi độc đáo của máu dơi khi ngủ đông, các phi hành gia có thể vượt qua chuyến bay dài hàng thập kỷ tới ngôi sao khác trong vũ trụ.

Một giải pháp tiềm năng để du hành vũ trụ là ngủ đông bởi giới khoa học cho rằng cách này có thể giúp phi hành gia chịu được chuyến bay dài ngày giữa các vì sao. NASA đã tìm hiểu ý tưởng đó suốt nhiều năm, thậm chí nghiên cứu mô hình ngủ đông của sóc đất Bắc Cực. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của một nhóm chuyên gia Đức, đứng đầu là Gerald Kerth ở Đại học Greifswald, tập trung vào loài dơi để khám phá khả năng ngủ đông hiệu quả, Interesting Engineering hôm 27/11 đưa tin.

Máu dơi có thể giúp con người ngủ đông để du hành vũ trụ
Nyctalus noctula là một trong những loài dơi ngủ đông. (Ảnh: EUNIS).

Kerth và cộng sự nghiên cứu vai trò của erythrocyte, một loại tế bào hồng cầu đặc biệt, trong quá trình ngủ đông. Họ tiến hành phân tích tổng quát với erythrocyte lấy từ cả dơi ngủ đông (Nyctalus noctula) và dơi không ngủ đông (Rousettus aegypticus), cũng như mẫu vật máu người. Việc hiểu rõ những tế bào máu này điều chỉnh thế nào trong suốt quá trình ngủ đông rất quan trọng, bởi động vật ngủ đông vẫn cần vận chuyển oxy tới các mô ngay cả khi nhiệt độ cơ thể giảm đáng kể.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy tế bào máu biến đổi hình dáng để phản ứng trước thay đổi về áp suất và kích thước mạch máu. Điều này thôi thúc họ tìm hiểu liệu điều kiện cực hạn trong khi ngủ đông có thể kích hoạt thay đổi ở tế bào máu hay không. Kết quả là họ phát hiện khi nhiệt độ bên trong của các loài ngủ đông giảm từ 37,2 xuống khoảng 22,8 độ C, cấu trúc erythrocyte của tất cả loài được kiểm tra đều có sự biến đổi lớn. Tế bào trở nên kém co giãn và nhớt hơn, hé lộ thích nghi sinh lý để bảo tồn năng lượng trong điều kiện lạnh.

Nghiên cứu cũng cho thấy một khác biệt chủ chốt. Trong khi erythrocyte ở dơi tiếp tục biến đổi ở điều kiện nhiệt độ xuống tới 10 độ C, tế bào máu của con người phản ứng chững lại. Phát hiện chứng tỏ dơi sở hữu thích nghi độc đáo cho phép chúng chịu đựng môi trường lạnh cực hạn, đặc điểm có thể khai thác cho những ứng dụng tiềm năng ở người.

Ngủ đông là chiến thuật sinh học chủ chốt đối với nhiều động vật có vú, cho phép chúng bảo tồn năng lượng và sống sót khi đối mặt với tài nguyên khan hiếm. Nếu con người muốn du hành tới những ngôi sao lân cận như Proxima Centauri cách 4,24 năm ánh sáng, ngay cả ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng, chuyến đi có thể kéo dài hàng thập kỷ. Do đó, ngủ đông có thể cần thiết đối với nhiệm vụ không gian trong tương lai.

Trong khi ứng dụng ngủ đông vào du hành không gian là mục tiêu dài hạn, kết quả nghiên cứu có thể tạo ra cuộc cách mạng trong y khoa. Các nhà khoa học tin rằng hiểu rõ cách điều khiển đặc điểm cơ học của hồng cầu giúp tối ưu hóa sự tuần hoàn của dược phẩm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những chú chó đi lạc tìm đường về nhà như thế nào?

Những chú chó đi lạc tìm đường về nhà như thế nào?

Khả năng tìm đường về nhà của loài chó có thể được thừa hưởng từ tổ tiên của chúng, loài sói xám. Những con sói đã lang thang trên những vùng đất rộng lớn trên khắp Á-Âu.

Đăng ngày: 28/11/2024
Loài

Loài "rồng" tưởng chỉ có trong thần thoại, quý hiếm bậc nhất hành tinh

Tưởng chừng đã biến mất mãi mãi, loài bò sát kỳ lạ này lại một lần nữa xuất hiện trở lại ở nước Úc sau nửa thế kỷ.

Đăng ngày: 28/11/2024
Hươu pudu nhỏ nhất thế giới chào đời ở công viên sinh học Argentina

Hươu pudu nhỏ nhất thế giới chào đời ở công viên sinh học Argentina

Đầu tháng này, một chú hươu Pudu quý hiếm nhỏ nhất thế giới đã chào đời tại một công viên sinh học ở Argentina.

Đăng ngày: 27/11/2024
Phát hiện gấu ngựa

Phát hiện gấu ngựa "khủng" trong rừng Quảng Trị

Qua bẫy ảnh, lực lượng chức năng đã ghi nhận một con gấu ngựa nặng khoảng 150 kg ở trong rừng Quảng Trị.

Đăng ngày: 27/11/2024
Kỳ lạ chó sói ở Ethiopia rất thích ăn mật hoa

Kỳ lạ chó sói ở Ethiopia rất thích ăn mật hoa

Những con sói ở Ethiopia liếm hoa poker đỏ. Đây là loài ăn thịt lớn đầu tiên trên thế giới được biết đến là loài ăn mật hoa.

Đăng ngày: 27/11/2024
Một con cua có thể đầu độc hơn 40.000 con chuột, vậy tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?

Một con cua có thể đầu độc hơn 40.000 con chuột, vậy tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?

Cua thường là món ngon trên bàn ăn của mọi người. Thịt của chúng mềm, ngọt và có vị êm dịu. Tuy nhiên, không phải loại cua nào cũng an toàn để ăn, đặc biệt là một số loại cua biển.

Đăng ngày: 26/11/2024
Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu

Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thu hẹp môi trường sống, gấu Bắc Cực đang phải vật lộn để thích nghi với điều kiện mới.

Đăng ngày: 26/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News