Máu nhân tạo dưới dạng... chất dẻo

Giá rẻ, vận chuyển dễ dàng, không cần trữ lạnh, lưu trữ lâu... Đó là ưu điểm của một loại máu nhân tạo ở dạng... chất dẻo. Theo những người chế tạo ra nó, loại máu chất dẻo này có thể truyền vào người như máu thường và rất an toàn.

Các nhà khoa học ở trường Đại học Sheffield, Anh đã chế tạo ra một loại máu nhân tạo dưới dạng chất dẻo có thể được sử dụng thay thế máu thường trong các trường hợp khẩn cấp.

Loại máu mới này được chế tạo từ các phân tử chất dẻo mà ở trong nhân của nó có một nguyên tử sắt có khả năng vận chuyển khí oxy ra khắp cơ thể giống như haemoglobin. Đây là một hỗn hợp nhão có màu đỏ thẫm trông giống như mật ong.

Giá rẻ, vận chuyển dễ dàng, không cần trữ lạnh, lưu trữ lâu... Đó là ưu điểm máu nhân tạo (Ảnh: BBC)

Theo những nhà phát minh, loại máu nhân tạo này rất nhẹ, dễ dàng vận chuyển, không cần phải giữ lạnh và có thể lưu trữ lâu dài. Họ cho rằng máu nhân tạo có thể được sản xuất với giá rẻ và họ đang tìm kiếm một nguồn tài chính để tạo ra mẫu cuối cùng thích hợp cho việc thử nghiệm sinh học.

Bác sỹ Lance Twyman, khoa hoá học thuộc trường Đại học Shefield tỏ ra rất hứng khởi và phát biểu: “Sản phẩm này có thể được lưu trữ dễ dàng hơn nhiều so với máu, tức có nghĩa là các xe cứu thương và các lực lượng quân sự có thể dễ dàng vận chuyển nó với một số lượng lớn”.

Với những tính năng như thế, máu nhân tạo có thể rất hữu ích trong những trường hợp như ở các chiến trường, thiếu nguồn máu nhóm O hay người tiếp nhận máu sẽ không phải lo ngại về những căn bệnh lây qua đường máu. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu đưa loại máu “nhựa” này vào cơ thể người là rất mạo hiểm chăng?

Twyman cho biết: “Hiện tại chúng tôi chưa xác định được những vấn đề về lâu dài liên quan đến polymer trong cơ thể. Tuy nhiên, với mục tiêu sử dụng của nó, về ngắn hạn thì đây là phát minh đầy hữu ích”, “một ứng dụng rõ ràng là ở chiến trường hay tại hiện trường một vụ tai nạn thì việc nhanh chóng bổ sung lượng máu bị mất đi có thể cứu được mạng sống con người”.

Nguyễn Thị Minh

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News