Màu sắc của lưỡi cảnh báo bệnh
Lưỡi màu trắng là dấu hiệu có thể bạn bị tiểu đường, lưỡi màu đỏ khi cơ thể thiếu sắt, lưỡi màu xanh tím biểu hiện bệnh tim...
Chiếc lưỡi khỏe mạnh có màu hồng nhạt, theo Men's Healthy. Lưỡi có thể bị thay đổi màu trên lớp phủ. Độ dày của lớp phủ cho thấy mức độ vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Dưới đây là những cảnh báo đối với sức khỏe khi lưỡi đổi màu.
Lưỡi trắng
Một lớp phủ màu trắng dày hoặc nặng trên bề mặt lưỡi thường liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu. Tình trạng này phổ biến ở những người hút thuốc nhiều.
Lưỡi đỏ
Lưỡi đỏ tươi là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu sắt và một số vitamin, đặc biệt là B12. Những người ăn chay, lưỡi thường màu đỏ.
Đầu lưỡi bị đỏ còn biểu thị sự căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc. Lưỡi có thể đỏ hơn khi bạn căng thẳng. Hiện tượng này sẽ hết khi bạn ổn định được cảm xúc và trạng thái của mình.
Đầu lưỡi bị đỏ còn biểu thị sự căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc. (Ảnh minh họa).
Lưỡi đen
Nguyên nhân chính là do sự tích tụ của vi khuẩn, hoặc người hút thuốc thường xuyên. Bạn cần vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ba lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và dừng hút thuốc.
Lưỡi vàng
Màu vàng trên lưỡi cảnh báo vấn đề gan hoặc dạ dày, tiến sĩ Jon Marashi nói. "Lưỡi màu vàng có thể là khởi đầu của bệnh sau đó chuyển sang màu nâu hoặc đen".
Ngoài ra, nguyên nhân khiến lưỡi vàng còn do vệ sinh răng miệng kém hoặc lạm dụng thuốc. Nếu bạn chăm sóc răng miệng không hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị.
Lưỡi nâu
Thông thường, lưỡi nâu do từ đồ ăn. "Sự đổi màu của lưỡi có thể là do uống cà phê hoặc hút thuốc", Marashi nói. Tình trạng này kéo dài có thể phổi bạn đang có vấn đề.
Lưỡi xanh hoặc tím
Lưỡi màu xanh hoặc tím có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, tiến sĩ Marashi nói. Nếu trái tim không được bơm máu đúng cách hoặc thiếu oxy trong máu, lưỡi chuyển sang màu tím xanh.
Lưỡi nhạt
Lưỡi nhạt màu chỉ ra cơ thể thiếu hụt vitamin A và B12. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí, dưa đỏ, rau bina và cải xoăn, thực phẩm giàu vitamin B12, như gan, cá, thịt bò và ngũ cốc.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
