Máy bay "nhẹ hơn không khí" cất cánh thử nghiệm
Máy bay lai khí cầu Phoenix dài 15m, sải cánh 10,5m, được trang bị pin mặt trời giúp bổ sung năng lượng.
Máy bay Phoenix do các nhà khoa học Scotland phát triển vượt qua quãng đường 120m trong chuyến thử nghiệm đầu tiên vào tháng 3. Nó được coi là loại máy bay tự động cực kỳ bền bỉ, có thể luân phiên chuyển đổi trạng thái nhẹ và nặng hơn không khí để tạo lực đẩy, nhờ đó bay liên tục trên trời.
Máy bay Phoenix với phần thân chứa đầy heli. (Ảnh: BBC).
Phoenix trông giống một khí cầu dài 15m với sải cánh 10,5m, được thiết kế cho mục đích thương mại và khoa học. Nhóm chế tạo hy vọng nó sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp viễn thông.
"Trong nửa thời gian di chuyển, Phoenix là máy bay nặng hơn không khí, còn lại là bóng bay nhẹ hơn không khí. Việc chuyển đổi liên tục giữa hai trạng thái giúp tạo ra lực đẩy", Andrew Rae, giáo sư kỹ thuật tại Đại học Highlands and Islands, giải thích.
"Hệ thống này cho phép Phoenix tự cung cấp năng lượng. Các phương tiện dựa vào công nghệ này có thể dùng làm vệ tinh giả và sẽ là giải pháp chi phí thấp cho các hoạt động viễn thông", Rae nói thêm. Nhóm chuyên gia cũng hy vọng Phoenix có thể phát Wi-Fi đến những khu vực xa xôi.
Thân máy bay chứa heli, giúp nó bay lên cao, và một túi khí có thể hút và nén khí, giúp nó hạ xuống. Phoenix còn được trang bị nhiều tấm pin mặt trời trên cánh và đuôi để cung cấp năng lượng cho các van và thiết bị bơm.
Máy bay lai khí cầu đang trở lại trong những năm gần đây. Airlander 10, chiếc máy bay chứa đầy khí heli được mệnh danh là lớn nhất thế giới, dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại trong vài năm tới.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
