Máy bay QZ8501 "lên cao quá nhanh" trước khi rơi

Máy bay QZ8501 của hãng AirAsia tăng độ cao quá nhanh trước khi bị khựng, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng.

"Trong những phút cuối, chiếc máy bay đã tăng độ cao với tốc độ vượt quá mức bình thường", Telegraph dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Vận tải Indonesia, Ignasius Jonan, nói với các phóng viên sau khi trích dẫn số liệu radar. "Máy bay đột nhiên tăng độ cao với tốc độ vượt quá giới hạn bình thường mà nó có thể lên đến. Sau đó, nó bị khựng lại".

Tại phiên điều trần của quốc hội trước đó, ông Jonan thông báo dữ liệu radar cho thấy chiếc máy bay Airbus A320-200 của Air Asia có thời điểm tăng độ cao với tốc độ hơn 1,83km/phút trước tai nạn. Có một số máy bay khác trong khu vực vào thời điểm đó.

Máy bay QZ8501 lên cao quá nhanh trước khi rơi
Giới chức công bố thiết bị ghi âm buồng lái của máy bay hãng AirAsia tại Pangkalan Bun, trung Borneo, Indonesia. (Ảnh: EPA)

"Tôi nghĩ rằng ngay cả máy bay phản lực chiến đấu cũng hiếm khi tăng đột cao ở tốc độ 1,83km/phút", ông nói. "Đối với máy bay thương mại, lên cao ở vận tốc 0,3km – 0,61km/phút đã có thể được coi là bất thường, vì nó không thường lên cao ở tốc độ nhanh đến như vậy".

Trước đó, Reuters dẫn lời nhà điều tra hàng không Andreas Hananto cho biết nhóm 10 điều tra viên của ông tại Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) không tìm thấy "lời đe dọa" nào từ thiết bị ghi âm buồng lái chuyến bay QZ8501. Cũng theo chuyên gia này, các chứng cứ cho thấy không có vụ nổ nào xảy ra trước khi phi cơ rơi xuống biển.

Chuyến bay số hiệu QZ8501 chở theo 162 người biến mất khỏi màn hình radar hôm 28/12, khi chưa bay được nửa chặng đường trong hành trình từ Surabaya, Indonesia tới Singapore. Phi cơ Airbus A320-200 này đã rơi xuống biển và không còn ai sống sót. Hiện các thợ lặn đã thu hồi được các hộp đen của máy bay, cùng một số mảnh vỡ và 53 thi thể nạn nhân.

Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia (NTSC) cho biết họ không phát hiện dấu hiệu cho thấy khủng bố là nguyên nhân gây ra tai nạn, và hiện đang xem xét các giả thiết khác. Giới chức nước này dự kiến sẽ công bố một báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn ngày 28/1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News