Máy bay rơi 35 năm trước khiến 500 người thiệt mạng bỗng hạ cánh xuống sân bay Nhật Bản gây hoang mang cực độ
Vào giữa đêm ngày 5/8, chuyến bay mang số hiệu JL123 của hãng hàng không Japan Airlines đã xuất hiện trên màn hình hiển thị các chuyến bay ở sân bay Narita (Nhật Bản). Chỉ vài phút ngắn ngủi xuất hiện trên bản đồ bay nhưng JL123 đã khiến nhiều người không khỏi rùng mình, bởi lẽ đây là chiếc máy bay đã gặp tai nạn cách đây 35 năm.
Ngày 12/8/1985, chuyến bay JL123 đã khởi hành từ sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, giữa đường máy bay đã gặp sự cố ở phần đuôi và rơi thẳng xuống địa phận tỉnh Gunma khiến 520 người thiệt mạng. Cho đến nay, vụ tai nạn này vẫn được xem là một trong những tai nạn hàng không thảm khốc nhất thế giới.
Chuyến bay gặp nạn cách đây 35 năm bỗng xuất hiện trên bản đồ bay.
Quay trở lại với vụ việc ở sân bay Narita, sự kiện kỳ lạ đến chỉ vài ngày trước khi tới mùa lễ Obon hay lễ Vu Lan của Nhật Bản. Đây là một lễ hội truyền thống được cho là để tưởng nhớ linh hồn của những người đã khuất, đón họ về thăm nhân gian.
Vụ việc thực sự đã gây ra nhiều hoang mang trên mạng xã hội. Tờ J-Cast News đã phải liên hệ với hãng hàng không Japan Airlines (JAL) để xác minh. Theo đó, phía hãng hàng không cho biết đây là một số hiệu ngẫu nhiên do nhân viên kỹ thuật chọn trong lúc thực hiện bảo trì.
Chuyến bay JL123 xuất hiện trên màn hình thực chất là JL712 quay trở về sân bay Narita từ Singapore. Tuy nhiên, do nhân viên kỹ thuật vô tình nhập sai nên từ khoảng thời gian 11 giờ 56 phút đêm đến 12 giờ 22 phút sáng đã xuất hiện số hiệu JL123.
Theo hãng giải thích, đây chỉ là lỗi kỹ thuật do nhân viên vô tình gõ nhầm số hiệu.
Hãng JAL cũng đã đưa ra lời xin lỗi cho sự cố nói trên, đồng thời cũng cam kết sẽ đào tạo lại nhân viên để đảm bảo không còn xuất hiện những sự cố kể trên nữa. Theo SoraNews24, số hiệu JL123 cũng đã từng xuất hiện 1 lần trong quá khứ. Trong khi đó, cư dân mạng đã được một phen bàn tán sôi nổi về sự việc trùng hợp đến rùng mình vừa diễn ra:
"Có lẽ nhiều người đã quên mất con số đó nhưng tôi vẫn có suy nghĩ rằng những con người ấy đang trở về nhà trong mùa lễ".
"Dù đã xảy ra rất lâu nhưng thật buồn khi những người làm trong ngành hàng không lại bỏ quên quá khứ đau thương đó".
"Vụ việc xảy ra từ khi tôi còn là học sinh tiểu học. Giờ đã ngoài 50, thời gian trôi nhanh thật và có lẽ nhiều người trẻ cũng chưa từng nghe tới chuyến bay JL123".
"Chuyện này làm tôi nổi cả da gà".

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.
