Máy bay tối mật của Mỹ ở 900 ngày trên quỹ đạo

Máy bay X-37B tiếp tục củng cố kỷ lục bay lâu trong không gian và thời điểm máy bay trở về Trái đất vẫn chưa được tiết lộ.

Máy bay vũ trụ không người lái X-37B của quân đội Mỹ đã trải qua 900 ngày trên quỹ đạo trong nhiệm vụ mới nhất, kéo dài kỷ lục về thời gian bay của chương trình, Space hôm 6/11 đưa tin. Nhiệm vụ hiện nay là lần bay thứ 6 trong chương trình X-37B, do đó có tên gọi OTV-6 (Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 6). Nhiệm vụ phóng hôm 17/5/2020 từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida và chưa rõ khi nào kết thúc.


Mô phỏng máy bay X-37B bay trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Space)

OTV-6 là chuyến bay X-37B đầu tiên sử dụng module dịch vụ để chứa các thí nghiệm. Module dịch vụ này gắn ở phía sau phương tiện, cho phép chở thêm vật tư thí nghiệm lên quỹ đạo. Nhiệm vụ cũng triển khai FalconSat-8, vệ tinh nhỏ do Viện Hàn lâm Lực lượng Không quân Mỹ phát triển để tiến hành một số thí nghiệm trên quỹ đạo. Ngoài ra, hai thí nghiệm của NASA cũng nằm trên máy bay vũ trụ, dùng để tìm hiểu bức xạ và các tác động không gian khác lên đĩa mẫu vật vật liệu và hạt giống để trồng hoa màu.

OTV-6 cũng mang theo thiết bị của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ dùng để đánh giá công nghệ biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến. Thí nghiệm đó mang tên Photovoltaic Radio-frequency Antenna Module (PRAM) đang tiếp tục truyền dữ liệu về Trái đất, theo Paul Jaffe, kỹ sư điện và nhà nghiên cứu ở NRL.

Ngoài ra, X-37B còn chở nhiều trang thiết bị dùng cho những thí nghiệm và hoạt động tối mật. Công nghệ được thử nghiệm trong chương trình X-37B bao gồm hệ thống dẫn đường, định vị và điều khiển tiên tiến, hệ thống bảo vệ nhiệt, điện tử hàng không, kết cấu nhiệt độ cao, cách nhiệt tái sử dụng, hệ thống bay điện cơ học siêu nhẹ, hệ thống đẩy cao cấp, vật liệu, bay trên quỹ đạo, hồi quyển và hạ cánh tự động, theo Lực lượng Không gian Mỹ.

Nhà chức trách Mỹ chưa tiết lộ thời gian và địa điểm OTV-6 quay trở về. Các nhiệm vụ OTV-1, OTV-2 và OTV-3 hạ cánh ở Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, trong khi nhiệm vụ OTV-4 và OTV-5 tiếp đất ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida.

Trong khi đó, máy bay vũ trụ của Trung Quốc trên quỹ đạo có số hiệu 53357/2022-093A. Phương tiện cất cánh vào ngày 4/8/2022.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử nằm ở phía Đông Bắc của chòm Liệp hộ, đối chọi với chòm sao Kim ngưu nằm ở phía Tây dải Ngân hà. Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo. Trong chòm này có 2 ngôi sao sáng Song tử alpha (Trung Q

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Robot tự hành Curiosity phát hiện những khối đá "gân guốc" hôm 15/5, theo hình ảnh gửi về Trái Đất.

Đăng ngày: 23/04/2025
NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

Ảnh chụp thiên hà Phantom, cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng, được NASA thu từ kính viễn vọng Hubble và James Webb.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News