Phát hiện loài ong mới kỳ lạ có miệng giống chó
Một loài ong bản địa mới có miệng giống như loài chó đã được phát hiện ở trong các khu rừng ở Perth, Tây Úc.
Loài ong này đã được phát hiện thông qua nghiên cứu do Đại học Curtin dẫn đầu, làm sáng tỏ thêm những điều mới về các loài thụ phấn quan trọng nhất của chúng ta.
Tiến sĩ Kit Prendergast từ Trường Khoa học phân tử và Đời sống Curtin, đã đặt tên loài mới này theo tên con chó của cô là Zephyr sau khi nhận thấy rằng một phần nổi bật trên khuôn mặt của loài côn trùng này trông giống như mõm chó. Tiến sĩ Prendergast là tác giả của bài báo về khám phá được xuất bản vào ngày 31.10 trên tạp chí Journal of Hymenoptera Research.
“Khi tôi lần đầu tiên kiểm tra các mẫu vật thu thập được trong quá trình khảo sát tiến sĩ của mình về sự đa dạng sinh học của loài ong bản địa ở các khu vực đô thị hóa của điểm nóng đa dạng sinh học tây nam Tây Úc, tôi ngay lập tức bị thu hút bởi khuôn mặt rất khác thường của con ong này”, tiến sĩ Prendergast cho biết.
Mẫu vật của loài ong mới Leioproctus zephyr - Ả(nh: Đại học Curtin)
“Khi đi xác định nó, tôi thấy nó không khớp với loài được mô tả. Tôi chắc chắn nếu nó là một loài đã biết thì sẽ khá dễ dàng để xác định, trong khi con ong này có ngoại hình khá khác thường. Bạn chỉ có thể xác nhận một loài cụ thể sau khi nhìn chúng dưới kính hiển vi và trải qua quá trình dài so sánh các đặc điểm của chúng với các loài đã được xác định khác, sau đó xem xét các bộ sưu tập của bảo tàng.
Khi xem xét bộ sưu tập Côn trùng học của Bảo tàng Tây Úc, tôi phát hiện ra rằng một số mẫu vật của Leioproctus zephyrus đã được thu thập lần đầu tiên vào năm 1979, nhưng nó chưa bao giờ được mô tả một cách khoa học”, Prendergast nói thêm.
Theo tiến sĩ Prendergast, cô rất vui khi được đóng một vai trò nào đó trong việc làm cho loài này được biết đến và chính thức đặt tên cho chúng.
Tiến sĩ Prendergast nói: “Côn trùng nói chung rất đa dạng và quan trọng, nhưng chúng tôi không có mô tả khoa học hoặc tên gọi cho rất nhiều loài trong số chúng. Leioproctus zephyr có sự phân bố rất hạn chế, chỉ xuất hiện ở 7 địa điểm trên khắp tây nam Tây Úc cho đến nay. Chúng hoàn toàn vắng bóng trong các khu vườn dân cư và chỉ hiện diện ở năm tàn tích đất bụi đô thị mà tôi đã khảo sát, nơi chúng kiếm ăn trên các loài thực vật thuộc chi Jacksonia".
“Loài này không chỉ kén chọn, chúng còn có một con clypeus trông giống như một cái mõm. Do đó, tôi đặt tên chúng theo tên con chó của tôi là Zephyr. Cô ấy đã rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của tôi trong suốt thời gian thử thách để làm bằng tiến sĩ và hơn thế nữa”.
Tiến sĩ Prendergast cũng đã xác nhận rằng loài mới này có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài Leioproctu không xác định khác thông qua mã vạch DNA.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp
Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
