Nghiên cứu mới về khả năng tự định hướng của người và động vật: "GPS tự thân"

Khả năng tự định hướng là một năng lực đặc biệt của người và một số loài động vật. Làm thế nào để người và động vật làm được như vậy?

GPS tự thân

Chắc hẳn trong số chúng ta cũng đã từng nghe hoặc tự khen ai đó rằng họ định hướng đường đi giỏi, không biết rõ đường nhưng lại có thể "mò" để tìm ra con đường tới điểm đích. Tình huống giả định này thực ra có liên quan đến một năng lực mà các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu: Khả năng tự định hướng.

Các nhà khoa học cho rằng con người và nhiều loài sinh vật cũng có khả năng đó, nhưng điều ẩn sau năng lực tự định hướng là gì thì vẫn đang cần được làm rõ.

Một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Frontiers in Behavioral Neuroscience đã cho thấy rằng một vài loài động vật chỉ nhờ quan sát mà có thể tự định hướng được. Nghiên cứu trên loài chuột đã hé lộ nhiều điều về hệ thống mà các nhà khoa học gọi vui là "GPS tự thân" mà con người và nhiều loài động vật khác có.

Nghiên cứu mới về khả năng tự định hướng của người và động vật: GPS tự thân
Làm cách nào để động vật có thể tự định hướng? (Ảnh: eurotravel / Getty Images)

Định hướng là một kỹ năng sinh tồn quan trọng với nhiều loài vật, và các công trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng các cá thể có khả năng định hướng nhờ vào "tấm bản đồ" mà cá thể đó tự hình thành trong đầu, giúp cá thể đó, dù là người hay động vật, có thể có thêm hoặc nhớ lại các thông tin về môi trường xung quanh.

Hệ thống "GPS tự thân" này có thể giúp cá thể đó đi tới một địa điểm cụ thể mà khó nhớ hoặc khó tìm.

Các nhà khoa học trước nay vẫn thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của hệ thống GPS tự thân với khả năng sinh tồn của cá thể, nhưng làm cách nào để cá thể đó vẽ ra được tấm bản đồ trong đầu thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng đưa ra kết luận rằng để hình thành được bản đồ thì cá thể đó có thực sự cần tự mình khám phá không gian đó hay không.

Để trả lời, một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khả năng định hướng trên loài chuột. Lý do họ dùng chuột làm đối tượng nghiên cứu là vì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chuột có thể định hướng nhờ khả năng tự hình thành bản đồ trong não.

Nghiên cứu mới về khả năng tự định hướng của người và động vật: GPS tự thân
Làm cách nào để con người và động vật có thể vẽ ra một "tấm bản đồ" trong đầu? (Ảnh: Andrew Skurka)

Tác giả của nghiên cứu, ông Thomas Doublet, nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học & Công nghệ Na Uy, phát biểu: "Chúng tôi muốn tìm hiểu xem nếu chỉ quan sát từ xa thì có hình dung ra được đường đi hay không. Kết quả của việc này có ý nghĩa quan trọng để hiểu xem [động vật] có thể hình dung về môi trường theo cách nào và [tấm bản đồ đó] được xây dựng như thế nào".

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với chuột, chúng có thể tự hình dung lối đi chỉ bằng việc quan sát mà không cần phải trực tiếp khám phá.

Ông Thomas Doublet chia sẻ thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các hình dung về môi trường mà được hình thành qua việc quan sát không hề mơ hồ, và động vật sử dụng những hình dung này để định hướng qua khu vực mà nó đã quan sát. Nghiên cứu này giúp ta hiểu hơn về hệ thống GPS tự thân".

"GPS tự thân" của chuột

Nghiên cứu mới về khả năng tự định hướng của người và động vật: GPS tự thân
Chuột có thể tự hình dung lối đi chỉ bằng việc quan sát mà không cần phải trực tiếp khám phá. (Ảnh: Neil Lockhart/Shutterstock).

Để đi tới kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã đưa các cặp chuột vào một cái lồng gồm 2 ngăn riêng biệt. Những con chuột ở ngăn bên trong có thể quan sát được đồng loại của nó ở ngăn bên ngoài dò dẫm và tự tìm thức ăn.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa con chuột ở ngăn trong ra ngăn ngoài. Các nhà khoa học thấy rằng toàn bộ những con chuột ở ngăn bên trong sau khi đã quan sát đồng loại thì đều có thể kiếm được thức ăn, trong khi đó thì chỉ có 12% những con chuột ở ngăn ngoài có thể tìm thấy thức ăn.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng kết quả này đóng góp nhiều trong việc tìm hiểu về hệ thống GPS tự thân. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để thực sự hiểu về hệ thống này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 9 người kỳ lạ nhất thế giới

Top 9 người kỳ lạ nhất thế giới

Mỗi người đều là duy nhất theo cách riêng của họ. Một số người có tài năng đáng kinh ngạc, trong khi những người khác lại có những đặc điểm độc đáo.

Đăng ngày: 01/11/2022
Top 7 loại tình yêu mà chúng ta có thể gặp trong đời được định nghĩa dưới góc nhìn tâm lý học

Top 7 loại tình yêu mà chúng ta có thể gặp trong đời được định nghĩa dưới góc nhìn tâm lý học

Thuyết tam giác tình yêu cho rằng bạn có thể trải nghiệm nhiều kiểu tình yêu với 1 người theo thời gian.

Đăng ngày: 01/11/2022
Máy bay lớn nhất thế giới chở phương tiện siêu thanh

Máy bay lớn nhất thế giới chở phương tiện siêu thanh

Stratolaunch lần đầu thử nghiệm chở thành công nguyên mẫu phương tiện siêu thanh Talon bằng máy bay lớn nhất thế giới hôm 28/10.

Đăng ngày: 01/11/2022
Khẩu súng khổng lồ có thể sản xuất năng lượng nhiệt hạch

Khẩu súng khổng lồ có thể sản xuất năng lượng nhiệt hạch

Công ty First Light Fusion đang thử nghiệm khẩu súng dài 22m có thể mô phỏng phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở lõi các ngôi sao.

Đăng ngày: 01/11/2022
Tiềm năng khai thác năng lượng vô tận từ đá siêu nóng

Tiềm năng khai thác năng lượng vô tận từ đá siêu nóng

Các tổ chức nghiên cứu đang tìm cách khai thác nguồn năng lượng dồi dào từ đá siêu nóng ở độ sâu từ 3,2 đến 19,3 km dưới lòng đất.

Đăng ngày: 01/11/2022
Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta

Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta

Thế giới của người khiếm thị không phải là một màu đen tối vô tận và giấc mơ của họ cũng có thể rất " màu sắc".

Đăng ngày: 31/10/2022
Mô phỏng phản ứng nhiệt hạch ở phòng thí nghiệm sâu 2,4km

Mô phỏng phản ứng nhiệt hạch ở phòng thí nghiệm sâu 2,4km

Phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân sâu nhất thế giới cho phép các nhà nghiên cứu mô phỏng phản ứng ở lõi ngôi sao 13,6 tỷ năm tuổi.

Đăng ngày: 31/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News