Máy bay vũ trụ có thể chở 12 tấn hàng lên quỹ đạo

Công ty Sierra Space khởi động máy bay vũ trụ Dream Chaser tại cơ sở lắp ráp, hé lộ phương tiện giống tàu con thoi sắp sẵn sàng cho nhiệm vụ đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất.

Công ty Sierra Space ở Colorado hôm 31/5 thông báo đã thành công trong lượt khởi động đầu tiên với máy bay vũ trụ Dream Chaser. Trong suốt thử nghiệm, các kỹ sư mô phỏng bật các hệ thống của Dream Chaser bằng điện tạo bởi tấm pin quang năng khi máy bay vũ trụ ở trên quỹ đạo, theo Yahoo.

Máy bay vũ trụ có thể chở 12 tấn hàng lên quỹ đạo
Máy bay vũ trụ Dream Chaser có hình dáng giống tàu con thoi. (Ảnh: Sierra Space)

"Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình dài của Dream Chaser", Tom Vice, giám đốc điều hành Sierra Space, nhấn mạnh. "Với thành tựu quan trọng này, máy bay vũ trụ Dream Chaser đã sẵn sàng định nghĩa lại du hành vũ trụ thương mại, mở ra những cơ hội mới cho nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật và kinh tế trong không gian".

Dream Chaser là máy bay vũ trụ được thiết kế để bay ở quỹ đạo thấp của Trái đất, chở phi hành đoàn và hàng hóa tới điểm đến như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Phương tiện được thiết kế để chở 5.443 kg hàng hóa. Do không thể tự bay vào không gian, Dream Chaser cần tên lửa lớn như Vulcan Centaur của ULA phóng lên quỹ đạo thấp. Tuy nhiên, giống như tàu con thoi của NASA, Dream Chaser chịu được quá trình hồi quyển và hạ cánh ở đường băng trên mặt đất.

Dream Chaser sẽ ngắn hơn 4 lần so với tàu con thoi của NASA với chiều dài tổng cộng hơn 9m. Tuy nhiên, máy bay sẽ bao gồm Môi trường linh hoạt tích hợp lớn (LIFE). Đây là nơi ở tự phồng có thể mở rộng tới đường kính 8,2m, tương đương một tòa nhà 3 tầng. Chất liệu mềm của LIFE có thể làm chệch hướng thiên thạch nhỏ và các mảnh rác vũ trụ khác.

Sierra Space đang hướng tới tiến hành chuyến bay đầu tiên của Dream Chaser vào cuối năm 2023 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida. Chuyến bay này nằm trong hợp đồng với NASA nhằm chở hàng hóa lên trạm ISS. Công ty cũng dự định phóng nhiệm vụ chở người tới trạm vũ trụ riêng mang tên Orbital Reef trong dự án hợp tác với công ty Blue Origin của Jeff Bezos. Họ đang chuẩn bị để chuyển chiếc Dream Chaser mang tên Tenacity tới Cơ sở thử nghiệm Neil Armstrong của NASA ở Ohio để kiểm tra trước chuyến bay đầu tiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành đoàn Thần Châu-15 của Trung Quốc trở về Trái đất an toàn

Phi hành đoàn Thần Châu-15 của Trung Quốc trở về Trái đất an toàn

Phi hành đoàn Thần Châu 15 gồm ba phi hành gia hạ cánh xuống bãi đáp Dongfeng, Khu tự trị Nội Mông, lúc 5h34 hôm 4/6 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 05/06/2023
Phải cách bao xa chúng ta có thể nhìn thấy Trái đất hình cầu?

Phải cách bao xa chúng ta có thể nhìn thấy Trái đất hình cầu?

Các nhà khoa học đã nghĩ tới việc bay ra khỏi Trái đất để có thể nhìn thấy hành tinh của chúng ta có hình cầu một cách hoàn chỉnh. Vậy họ sẽ phải bay bao xa?

Đăng ngày: 04/06/2023
Một ngôi sao vụt sáng, sắp nổ tung trên bầu trời Trái đất?

Một ngôi sao vụt sáng, sắp nổ tung trên bầu trời Trái đất?

Ngôi sao siêu khổng lồ Betelgeuse lại tiếp tục gây hồi hộp cho giới thiên văn với những biến đổi rõ rệt từ tháng 4-2023, hứa hẹn về vụ nổ đủ sức làm bừng sáng cả trời đêm Trái Đất.

Đăng ngày: 03/06/2023
SpaceX phóng thêm 52 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo

SpaceX phóng thêm 52 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo

Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo các vệ tinh trên đã được phóng vào lúc 2h02 sáng 31/5 (theo giờ bờ Đông nước Mỹ) từ Tổ hợp phóng không gian tại Căn cứ không quân Vandenberg, California.

Đăng ngày: 02/06/2023
Thiết bị mới của NASA giúp tìm kiếm nước trên Mặt trăng

Thiết bị mới của NASA giúp tìm kiếm nước trên Mặt trăng

Trong số thiết bị thám hiểm Mặt trăng thế hệ mới không thể không nhắc đến VIPER của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Đăng ngày: 01/06/2023
Kỷ lục 17 phi hành gia ở trên quỹ đạo Trái đất

Kỷ lục 17 phi hành gia ở trên quỹ đạo Trái đất

Tổng số người đang ở trên quỹ đạo Trái đất đang ở con số 17 - đạt mức cao kỷ lục dù chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.

Đăng ngày: 31/05/2023
Mặt trời

Mặt trời "thủng lỗ" to gấp 4 lần Trái đất, nhìn thấy bằng mắt thường

" Họng súng vũ trụ" từng khiến sóng vô tuyến khắp thế giới 2 tuần trước chập chờn hiện đã to thêm đáng kể, tiếp tục nằm ở vị trí đầy đe dọa với Trái đất.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News