Máy bay vũ trụ tái sử dụng với sức chở hơn 2.200kg
Radian Aerospace, công ty có trụ sở tại Washington, hôm 19/1 thông báo đã huy động 27,5 triệu USD tiền vốn. Số tiền này sẽ dùng để phát triển mẫu máy bay vũ trụ mang tên Radian One. Radian Aerospace hy vọng mẫu máy bay mới giúp thay đổi cách du hành không gian cũng như cách di chuyển trên Trái đất.
Minh họa máy bay Radian One hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: Radian Aerospace)
"Chúng tôi dự định khiến du hành không gian dần trở nên đơn giản và thuận tiện, gần giống như di chuyển bằng máy bay. Chúng tôi không tập trung vào du lịch mà hướng đến những nhiệm vụ giúp cuộc sống trên thế giới tốt đẹp hơn, ví dụ như nghiên cứu, sản xuất trong không gian hay quan sát mặt đất, cũng như các nhiệm vụ quan trọng như vận chuyển nhanh chóng trên toàn cầu", Richard Humphrey, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Radian Aerospace, cho biết.
Radian One được thiết kế để phóng lên và hạ cánh theo phương ngang trên đường băng, khác với các tàu quỹ đạo con thoi cũ của NASA hạ cánh theo phương ngang nhưng cất cánh thẳng đứng với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy. Mẫu máy bay vũ trụ mới cũng sẽ được hỗ trợ cất cánh. Một chiếc xe trượt sẽ giúp nó tăng tốc trên đường băng.
Theo các số liệu mới công bố, Radian One có khả năng bay trên quỹ đạo 5 ngày và được tái sử dụng hoàn toàn. Ngoài ra, mẫu máy bay mới còn có thời gian quay vòng nhanh chóng. Các chuyên gia đặt mục tiêu cho Radian One thực hiện chuyến bay tiếp theo chỉ 48 giờ sau khi hạ cánh.
Radian One được thiết kế để chở người và hàng hóa đến và đi từ quỹ đạo. Nhưng máy bay vũ trụ này cũng rất hữu ích ngay tại Trái đất. Nó có sức chở 2.270 kg và có thể đến bất cứ nơi nào trên hành tinh trong chưa đầy một giờ, theo đại diện của Radian Aerospace.
Radian Aerospace chưa tiết lộ những chi tiết khác về Radian One như kích thước, số lượng hành khách tối đa và thời điểm dự kiến bắt đầu hoạt động. Trong thông báo hôm 19/1, công ty này cho biết đã ký các thỏa thuận về dịch vụ phóng với nhiều công ty tư nhân và cơ quan nhà nước, nhưng không nêu tên cụ thể.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
