Máy bơm nhiệt lớn nhất Hà Lan tận dụng nước thải

Máy bơm nhiệt mới sẽ lấy nhiệt dư từ khoảng 65 triệu lít nước thải đã qua xử lý để sưởi ấm cho khoảng 20.000 hộ gia đình.

Nhà cung cấp năng lượng Eneco và cơ quan quản lý nước HDSR tại Hà Lan bắt đầu vận hành máy bơm nhiệt lớn nhất nước này, Interesting Engineering hôm 11/9 đưa tin. Eneco sẽ sử dụng máy bơm để lấy nhiệt từ nước thải đã qua xử lý của HDSR và chuyển thành nguồn năng lượng mới cho hệ thống sưởi.

Máy bơm nhiệt lớn nhất Hà Lan tận dụng nước thải
Máy bơm nhiệt của Eneco và HDSR tận dụng nhiệt từ nước thải đã qua xử lý. (Ảnh: Eneco).

Máy bơm nhiệt được lắp đặt tại nhà máy xử lý nước thải Utrecht. Theo Eneco, khoảng 20.000 hộ gia đình tại thành phố Utrecht và Nieuwegein sẽ có nguồn nhiệt sưởi bền vững.

"Hệ thống xử lý nước thải từ cư dân và doanh nghiệp, một quá trình diễn ra cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi rất vui vì nhiệt lượng trong nước thải đã qua xử lý giờ sẽ trở nên hữu ích và sưởi ấm khoảng 20.000 hộ gia đình. Ứng dụng mới này giúp giảm đáng kể lượng nhiên liệu hóa thạch tiêu thụ", Nanda van Zoelen, giám đốc tại HDSR, cho biết.

Hàng ngày, máy bơm nhiệt sẽ lấy nhiệt dư từ khoảng 65 triệu lít nước thải đã qua xử lý. Theo Eneco, nước này bắt nguồn từ vòi hoa sen, vòi nhà bếp, máy rửa bát và máy giặt, có nhiệt độ từ 12 độ vào mùa đông đến hơn 22 độ vào mùa hè.

Nhờ máy bơm nhiệt mới, lượng nhiệt này sẽ không bị lãng phí mà được tái sử dụng cho hệ thống sưởi. Một bộ trao đổi nhiệt sẽ lấy nhiệt từ nước thải, sau đó máy bơm nhiệt nâng mức nhiệt lên 75 độ và đưa nước vào hệ thống sưởi. Hệ thống cũng có một bộ trữ nhiệt cao khoảng 18 m và rộng 18 m để đảm bảo luôn có đủ nhiệt.

Máy bơm nhiệt mới dự kiến giúp giảm 30.000 tấn CO2 mỗi năm. "Mọi người dùng nhiệt trong nhà của họ, sau đó chúng tôi tái sử dụng lượng nhiệt này để cung cấp hơi ấm và nước nóng cho các hộ gia đình. Đây là một cách tuyệt vời giúp nhiệt của chúng tôi trở nên bền vững hơn và đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng", Karen de Lathouder, giám đốc tại Eneco cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng 70% dân số thế giới trong 2 thập kỷ tới

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng 70% dân số thế giới trong 2 thập kỷ tới

Một nghiên cứu khoa học mới đây dự đoán rằng gần 3/4 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với những thay đổi thời tiết khắc nghiệt trong vòng 2 thập kỷ tới.

Đăng ngày: 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh

Dự báo khoảng trưa chiều nay (17/9), áp thấp nhiệt đới sẽ đi qua đảo Luzon của Philippines vào Biển Đông, sau đó di chuyển rất nhanh, mạnh lên thành bão, có thể tiến về các tỉnh miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 17/09/2024
5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Đăng ngày: 17/09/2024
Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Là vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đồng bằng Bắc Bộ xưa hay xảy ra lụt lội. Để trị thủy khu vực này, các vua Nguyễn đều quan tâm đến việc đắp, tu bổ đê điều.

Đăng ngày: 17/09/2024
Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Các nhà khoa học phát hiện lượng ozone hiện tại do hoạt động của con người gây ra đã làm suy giảm đáng kể khả năng hấp thụ CO2 ròng từ khí quyển (NPP) tại tất cả các khu rừng nhiệt đới.

Đăng ngày: 16/09/2024
Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Đợt mưa lớn gấp nhiều lần mức trung bình tháng 9 hàng năm đang trút xuống sa mạc Sahara, một trong những khu vực khô nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/09/2024
Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 16/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News