Mây giống đĩa bay trên đỉnh núi Chứa Chan

Những đám mây bao trùm trên đỉnh núi Chứa Chan như hình đĩa bay khiến nhiều người dân thích thú.

Sáng 31/10, nhiều người đi làm ở huyện Xuân Lộc, TP Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ... bất ngờ khi nhìn thấy những đám mây lớn "tụ về đỉnh núi Chứa Chan" như đĩa bay. Đám mây trắng trên đỉnh núi giữa nền trời xanh tạo ra cảnh sắc kỳ thú, các nhà khoa học gọi là hiện tượng "mây thấu kính".

Anh Minh Hiền, ở xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, cho biết hiện tượng xuất hiện từ sáng sớm. "Tôi ra đồng nhìn về ngọn núi đã thấy. Đây không phải lần đầu, nhiều năm nay vẫn thỉnh thoảng xuất hiện", anh nói.

Một số người dân ở TP Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ cách xa hàng chục km vẫn nhìn rõ đám mây lớn, dày, bao phủ cả ngọn núi. "Do độ cao lớn nên đỉnh núi thường xuyên có mây, tuy nhiên đám mây phủ rộng và tạo hình đẹp như vậy thì mới thấy lần đầu", chị Hằng, ở TP Long Khánh cho biết.

Mây giống đĩa bay trên đỉnh núi Chứa Chan
Mây thấu kính trên đỉnh núi Chứa Chan sáng 31/10. (Ảnh: Như Hiền).

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng trên thực chất là mây dạng thấu kính (Lenticular clouds). Đây là những đám mây đứng yên, có hình dạng tương tự thấu kính, hình thành ở những dãy núi cao.

Núi Chứa Chan cách TP HCM khoảng 110km, cao 837m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, cao thứ hai ở Đông Nam Bộ. Ở Việt Nam, ngoài núi Chứa Chan thì đỉnh núi Bà Đen cũng thường xuyên xuất hiện mây thấu kính này.

Từng chia sẻ với VnExpress, TS Phan Thanh Hiền, giảng viên, nghiên cứu viên Khoa Vũ trụ và ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) giải thích, hiện tượng mây thấu kính xuất hiện khi gió mang hơi ẩm di chuyển gặp núi bị cản lại sẽ tràn lên cao gặp không khí lạnh và ngưng tụ. Do luồng gió đẩy lên liên tục đều đặn và ổn định sẽ tạo thành các gợn sóng xếp chồng lên nhau. Thường ở những đỉnh núi cao nhiệt độ càng xuống thấp, đạt được ngưỡng có thể ngưng tụ do đó các quầng mây trông giống như "chiếc mũ" tạo ra trên các đỉnh núi.

Theo TS Hiền, hiện tượng mây lạ này tùy thuộc vào nhiệt độ, tức là nhiệt độ đủ thấp và hơi ẩm đủ lớn sẽ ngưng tụ. "Đây không phải là hiện tượng hiếm, song ít gặp và có hình dạng đặc biệt nên khá thú vị, gây tò mò".


Điều kiện hình thành mây dạng thấu kính giống đĩa bay. (Video: Brut Nature).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh tượng tàn khốc ở Tây Ban Nha sau trận lũ quét dữ dội, chính phủ tuyên bố 3 ngày Quốc tang

Cảnh tượng tàn khốc ở Tây Ban Nha sau trận lũ quét dữ dội, chính phủ tuyên bố 3 ngày Quốc tang

Tây Ban Nha đã gánh chịu những tổn thất nặng về sau đợt lũ quét kinh hoàng nhất lịch sử.

Đăng ngày: 31/10/2024
Sâu bột - giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa

Sâu bột - giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa

Các nhà khoa học ICIPE đã phát hiện ấu trùng của một loài bọ cánh cứng, có tên khoa học là Alphitobius, có khả năng tiêu thụ nhựa - vốn là yếu tố gây ô nhiễm môi trường toàn cầu.

Đăng ngày: 31/10/2024
Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?

Dự kiến vào giữa tuần sau, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, khiến nền nhiệt giảm sâu và có khả năng xuất hiện rét đậm diện rộng.

Đăng ngày: 31/10/2024
Siêu bão Kong-rey gây kinh hãi với mắt bão khổng lồ

Siêu bão Kong-rey gây kinh hãi với mắt bão khổng lồ

Siêu bão Kong-rey có một trong những mắt bão lớn nhất từng ghi nhận trong lịch sử bão trên Trái đất, "cực kỳ khổng lồ".

Đăng ngày: 31/10/2024
Xử lý thế nào với bí ngô Halloween để tránh gây hại môi trường?

Xử lý thế nào với bí ngô Halloween để tránh gây hại môi trường?

Hàng năm, người Mỹ mua hàng chục triệu quả bí ngô Halloween. Nếu đem vứt chúng sẽ thải ra lượng khí methane rất lớn. Vậy nên xử lý thế nào?

Đăng ngày: 30/10/2024
Hơn 6 triệu tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trong hệ thống sông, hồ và đại dương

Hơn 6 triệu tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trong hệ thống sông, hồ và đại dương

Khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm, từ 156 triệu tấn của năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gần gấp 3 lần lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Đăng ngày: 30/10/2024
Xói mòn đe dọa độ cao của ngọn núi Everest

Xói mòn đe dọa độ cao của ngọn núi Everest

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết hợp của nhiều yếu tố địa chất, ảnh hưởng của xói mòn có thể khiến một ngọn núi cao hơn Everest xuất hiện trong tương lai.

Đăng ngày: 30/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News