Máy tạo sóng terahertz công suất cao
Thiết bị do Viện Công nghệ Liên bang Lausanne (EPEL) của Thụy Sĩ phát triển hoạt động nhanh gấp 10 lần các bóng bán dẫn nhanh nhất hiện nay.
Sóng terahertz (THz) là một loại bức xạ điện từ có tần số dao động nằm trong khoảng từ 100 tỷ đến 30 nghìn tỷ chu kỳ mỗi giây. Với những đặc điểm ưu việt như có thể xuyên qua giấy, quần áo, gỗ hay tường bê tông, cũng như phát hiện không khí ô nhiễm, nó được xem là nắm giữ chìa khóa giúp cách mạng hóa hệ thống hình ảnh an ninh, y tế và truyền thông không dây tốc độ cao.
Mặc dù vậy, sóng THz vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi do rất khó sản xuất. Hầu hết các thiết bị phát sóng hiện nay đều rất đắt tiền và cồng kềnh. Tuy nhiên, những thách thức này có thể sớm được khắc phục với công nghệ mới được phát triển bởi các chuyên gia từ EPEL.
Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm POWERlab, do Giáo sư Elison Matioli dẫn đầu, đã chế tạo thành công một thiết bị phát sóng THz "rẻ tiền và nhỏ gọn", có thể tạo ra tín hiệu năng lượng cực cao chỉ trong một pico giây (một phần triệu triệu giây).
Thiết bị phát sóng THz do EPEL phát triển. (Ảnh: SciTech Daily).
Theo báo cáo được xuất bản trên tạp chí Nature, thiết bị - có kích cỡ nano - hoạt động bằng cách tạo ra các tia lửa điện mạnh mẽ và gần như liên tục, với điện áp tăng vọt từ 10 volt (hoặc thấp hơn) lên 100 volt chỉ trong một pico giây. Khi kết nối với ăng-ten, hệ thống có thể phát ra sóng THz công suất cao.
Công nghệ mới bao gồm hai tấm kim loại nằm rất sát nhau, cách nhau chỉ 20 nanomet (một nanomet bằng một phần tỷ mét). Khi điện áp tăng, các electron tăng vọt về phía một tấm, nơi chúng tạo thành một nanoplasma. Khi điện áp đạt đến ngưỡng nhất định, các electron gần như ngay lập tức nhảy sang tấm thứ hai. Chuyển động nhanh này được kích hoạt bởi công tắc chuyển mạch, giúp tạo ra sóng tần số cao.
"Thiết bị có chi phí thấp, đơn giản nhưng cho hiệu suất tuyệt vời. Nó có thể được tích hợp với các thiết bị điện tử khác như bóng bán dẫn. Chúng tôi tin rằng công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai", Matioli nhấn mạnh.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
