Mẹo sử dụng thực phẩm đông lạnh mọi người nên biết

Hãy là người nội trợ đảm đang và biết cách sử dụng đông lạnh để không hại cho sức khỏe cả gia đình.

Mẹo giúp bạn mua đồ đông lạnh:

Mua ở đâu

Người đi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải biết rõ mình mua ở đâu (siêu thị, cửa hàng thực phẩm có đăng ký và được phép kinh doanh…).

Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu về nguyên tắc phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận. Người tiêu dùng cần kiểm tra thực phẩm có nhãn mác, xuất xứ từ đâu, có nhãn phụ bằng tiếng Việt không?

Kiểm tra nhiệt độ thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ – 18oC trở xuống. Người mua có thể nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản. Đồng hồ không đảm bảo nhiệt độ đó có nghĩa là thời gian bảo quản ngắn đi và không đảm bảo an toàn.

Nhìn cách đóng gói bao bì

Sau khi kiểm tra hết những thông tin này, người tiêu dùng có thể kiểm tra thực phẩm bên trong bằng cách nhìn qua bao bì.

Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng đóng khuôn rất ngay ngắn, không lộn xộn. Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào. Thực phẩm tan đông rồi lại được đông lại, cũng chẳng có gói nào giống gói nào.

Đây là hai phương cách đóng gói không chuẩn về kỹ thuật và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không dùng thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau

Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau. Bình thường tôm rời từng con một. Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.

Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh

Khi đã đưa thực phẩm đông lạnh về nhà: Xả đông ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, chúng ta có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News