Microsoft tích hợp thành công một hệ thống AI siêu nhỏ vào Rasberry Pi 3
Rasberry Pi 3 là một trong số những thiết bị phổ biến nhất nhì hiện nay. Với chỉ 35 USD (tương đương 770.000 đồng), bạn đã có thể sỡ hữu chiếc máy tính với vô vàn ứng dụng khác nhau, từ những chiếc PC chạy Linux, đến làm máy chơi game console nhỏ gọn, và nhiều thứ tuyệt vời hơn nữa. Giờ đây, Microsoft đã thông báo rằng, họ đã xây dựng nên một thiết bị từ Rasberry Pi 3 có khả năng sử dụng trí thông minh nhân tạo để bắt loài gặm nhấm khó chịu: những con sóc.
Thiết bị từ Rasberry Pi 3 có khả năng sử dụng trí thông minh nhân tạo để bắt những con sóc.
Thiết bị này do chính giám đốc mảng Machine Learning của Microsoft, ông Ofer Dekel tạo ra. Ông phát hiện rằng chính những con sóc là thủ phạm ăn cắp củ hoa cùng với hạt mầm cho chim trên tổ ở vườn nhà ông. Do đã có tuổi và không còn nhiều thời gian rảnh, Dekel không thể nào dành cả ngày để theo dõi và săn tìm những con chuột đáng ghét kia. Thế nhưng ông không hề bỏ cuộc và cam chịu tình cảnh này, nên đã nảy ra một kế hoạch.
Bắt tay làm việc với đội ngũ nhân viên của mình tại phòng nghiên cứu ở Redmond, Washington, họ đã huấn luyện một thiết bị có thị giác máy tính để phát hiện loài sóc. Trí thông minh nhân tạo này được tích hợp vào một cỗ máy chứa Rasberry Pi 3 mà ông đặt trong sân sau nhà mình. Khi một con chuột hay sóc chạy qua, thiết bị này sẽ phát hiện đó là con gì và bật hệ thống vòi phun nước lên, cản trở việc trộm cắp cũng như dạy cho loài gặm nhấm một bài học.
Con chip siêu nhỏ đặt trên đồng xu.
Dự án này chỉ là một phần trong viễn cảnh tương lai mà Microsoft đặt ra. “Chúng ta đang trong quá trình chuyển mình từ những thiết bị di động, dữ liệu đám mây sang một thế giới mới tràn ngập công nghệ về trí tuệ nhân tạo”, CEO Satya Nadella của Microsoft phát biểu trong sự kiện dành cho nhà phát triển Build vừa qua.
Thành tựu lớn nhất của dự án máy khử sóc, theo Microsoft cho biết, chính là việc “nhồi nhét” một hệ thống trí tuệ nhân tạo deep neural network vào một con chip có kích thước cực kỳ nhỏ. Dekel và đội ngũ của ông đã “sử dụng rất nhiều kỹ thuật” để nén hệ thống này lại, trong đó có một phương thức gọi là lượng tử hóa, có khả năng “nhồi nhét” nhiều tham số vào một dung lượng nhỏ. Sự nén này khiến hệ thống trí tuệ nhân tạo hoạt động với tốc độ nhanh hơn nữa.
Nhóm các nhà khoa học tạo ra hệ thống AI siêu nhỏ.
Ngoài ra, Dekel và đồng nghiệp cũng đang thử nghiệm một kỹ thuật mang tên “cắt xén”, nó sẽ giúp loại bỏ những thành phần không cần thiết trong neural network. Phương thức này mang tới 2 lợi ích: vừa có thể chạy hệ thống AI trên một con chip siêu nhỏ, lại có khả năng đánh giám xử lý nhanh hơn nhiều lần.
Thế nhưng, mục tiêu của đội ngũ này là tích hợp trí tuệ nhân tạo trên vi xử lý ARM nhỏ nhất: Cortex M0. Theo ARM cho biết, con chip này có diện tích nhỉ vỏn vẹn 0,007mm vuông. Nói cách khác, nó rất, rất, rất nhỏ và sẽ cần các thiên tài của Microsoft phải thu gọn lại mẫu AI nhỏ hơn tới 10.000 lần so với những gì họ đã làm được trên chiếc Rasberry Pi 3.
Con chip này có diện tích nhỉ vỏn vẹn 0,007mm vuông.
“Khó có cách nào mà vừa khiến hệ thống deep neural network vừa hoạt động một cách chính xác, vừa có kích thước “mi nhon” mà lại tiêu tốn năng lượng ít hơn 10.000 lần. Điều này gần như là không thể”, Dekel nói. “Vì vậy, chúng tôi sẽ thực hiện cách tiếp cận mới, đó chính là bắt đầu lại từ thuở sơ khai. Viết lại các quy trình toán học lên bảng trắng và phát minh ra những công nghệ, công cụ mới liên quan đến machine learning để tạo nên những nền tảng đột phá này trong tương lai".

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.
