Miền Nam châu Phi thành "đại dương nội địa" sau siêu bão Idai

Lũ lụt khủng khiếp đã tạo ra "đại dương nội địa" ở Mozambique, gây khó khăn cho việc cứu hộ sau thảm họa tự nhiên được coi là tồi tệ nhất ở miền Nam châu Phi trong 2 thập kỷ.

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Chính phủ Zimbabwe cho biết bão Idai đã làm hơn 100 người thiệt mạng ở Chipinge và Chimanimani. Người dân cho rằng con số có thể cao hơn vì những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn không thể tiếp cận được. Trong ảnh, các binh sĩ mang theo những người sống sót bị thương từ một máy bay trực thăng ở Chimanimani, cách thủ đô Harare, Zimbabwe khoảng 600km về phía đông nam, ngày 19/3. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Một gia đình đào đống bùn để tìm con trai của họ ở Chimanimani. Siêu bão Idai đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, nhiều người bị mất tích và hàng nghìn người đối mặt nguy cơ lũ lụt lớn ở Mozambique, Malawi và Zimbabwe. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Bức ảnh được chụp tuần trước cho thấy nước lũ bao phủ các vùng đất rộng lớn ở Nicoadala, tỉnh Zambezia, Mozambique. Nước lũ dâng cao nhanh chóng đã tạo ra "đại dương nội địa" ở Mozambique, gây nguy hiểm cho hàng nghìn gia đình. Các tổ chức viện trợ đang gấp rút giải cứu và cung cấp thực phẩm cho những người sống sót sau bão Idai. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Lãnh đạo Hiệp đội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế cho biết đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của Mozambique. Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi nói rằng số người chết ở nước này có thể lên tới 1.000. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Theo AP, ít nhất 400.000 người đã bị mất nhà cửa. Tại khu vực miền núi phía đông của Zimbabwe giáp với Mozambique, cư dân phải vật lộn để đối phó với thảm họa. Các nhân viên cứu hộ cho biết cơn bão đã gây ra lũ lụt có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong 20 năm qua. Mưa lớn dự kiến kéo dài đến ngày 21/3. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Một người đàn ông đứng bên rìa cây cầu bị sập ở Chimanimani, cách Harare, Zimbabwe khoảng 600km về phía đông nam. "Thực sự rất tàn khốc. Hôm qua, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát trên không và thấy mọi người trên mái nhà và trên cành cây. Nước vẫn đang dâng cao và chúng tôi đang cố gắng hết sức để cứu càng nhiều người càng tốt", bà Caroline Haga của Hội Chữ thập đỏ nói với AP. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Luckymore Rusero và gia đình đi bộ qua con đường bị sụp ở Chimanimani, ngày 18/3. Các nhóm viện trợ đang cố gắng đưa thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu thiết yếu vào thành phố Beira trên bờ biển Mozambique bằng đường hàng không và đường biển do các con đường đã bị cơn bão tàn phá. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Các binh sĩ cung cấp thực phẩm cho người dân ở Chimanimani. Hình ảnh vệ tinh giúp các đội cứu hộ nhằm vào các khu vực quan trọng nhất. Lực lượng cứu hộ đang tập trung ở sân bay Beira, một trong số ít các địa điểm trong thành phố có hệ thống liên lạc còn hoạt động. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Người dân xếp hàng nhận thực phẩm được quân đội phân phát ở Chimanimani, ngày 18/3. Liên Hợp Quốc đã phân bổ 20 triệu USD từ quỹ phản ứng khẩn cấp để tăng cường viện trợ nhân đạo ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Một người phụ nữ bế con đến tòa nhà trường học đang được sử dụng làm nơi trú ẩn khẩn cấp cho khoảng 300 người dân địa phương không thể trở về nhà sau gió lốc và mưa lớn ở thành phố ven biển Beira, Mozambique, ngày 17/3. (Ảnh: AP).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Hàng nghìn ngôi nhà đã bị chôn vùi ở Beira. Thành phố và các khu vực xung quanh không có điện và gần như tất cả đường dây liên lạc đã bị phá hủy. Bệnh viện chính ở Beira bị hư hỏng nặng. Nước lũ đã bao phủ hoàn toàn nhà cửa, cột điện thoại và cây cối. (Ảnh: AFP/Getty).

Miền Nam châu Phi thành đại dương nội địa sau siêu bão Idai
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã đến khu vực bị ngập lụt vào ngày 19/3 và dự kiến bay trực thăng đến các địa điểm thảm họa vào ngày 20/3. Ông cho biết Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Botswana, Namibia, Tanzania và Angola đang cung cấp viện trợ. Chương trình quan sát toàn cầu của Liên minh châu Âu cho biết nước lũ đã bao phủ vùng đất rộng 290km2 ở miền Trung Mozambique. (Ảnh: AP).

  • Cận cảnh siêu bão Idai, “thảm họa tồi tệ nhất Nam Bán cầu”
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ít nhất 80 người thiệt mạng trong trận lũ quét lịch sử ở Papua, Indonesia

Ít nhất 80 người thiệt mạng trong trận lũ quét lịch sử ở Papua, Indonesia

Giới chức Indonesia thông báo tính tới 21h tối 18/3, ít nhất 80 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau trận lũ quét lịch sử tại tỉnh Papua, miền Đông nước này.

Đăng ngày: 19/03/2019
Hơn 9 triệu ca chết sớm trên thế giới là do ô nhiễm môi trường

Hơn 9 triệu ca chết sớm trên thế giới là do ô nhiễm môi trường

Những ca tử vong sớm trên thế giới hiện đang đến từ hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 18/03/2019
Tin chính thức: Chúng ta không thể làm gì để ngăn nhiệt độ Bắc Cực tăng

Tin chính thức: Chúng ta không thể làm gì để ngăn nhiệt độ Bắc Cực tăng

Ngay cả khi nội trong ngày hôm nay, chúng ta dừng việc xả thải carbon, hậu quả cũng vẫn sẽ đến với Bắc Cực.

Đăng ngày: 17/03/2019
Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà

Vốn đã nổi danh là thủ đô lạnh nhất thế giới mà giờ đây, Ulaanbaatar còn thêm cái tiếng ô nhiễm nhất. Bụi than độc hại quyện hẳn một lớp dày, lên đến 345microgam/m3, gấp những 13,8 lần hàm lượng bụi mịn tiêu chuẩn (25mcg/m3/ngày) của Tổ chức Y tế Thế giới.

Đăng ngày: 15/03/2019
Hòn đảo có loài chim vừa trở về từ

Hòn đảo có loài chim vừa trở về từ "cõi chết" khiến giới khoa học vui mừng khôn xiết

Một loài chim đang suy giảm số lượng kinh khủng đã đột ngột phát triển mạnh mẽ trở lại!

Đăng ngày: 15/03/2019
Hòn đảo kỳ lạ

Hòn đảo kỳ lạ "bốc mùi", chỉ có chim dám ở

Hòn đảo kỳ lạ Gaynor không đẹp như tranh vẽ, cũng không nổi tiếng bởi chứa khoáng vật nào đó nổi tiếng, nó nổi tiếng vì không có người ở, hay đúng hơn là không có người nào dám ở.

Đăng ngày: 14/03/2019
Hồ nước 16km xuất hiện giữa sa mạc nóng nhất thế giới

Hồ nước 16km xuất hiện giữa sa mạc nóng nhất thế giới

Lượng mưa lên tới 213cm trút xuống thung lũng Chết chỉ trong một ngày, dẫn tới nước tích tụ thành hồ nước rộng mênh mông giữa lòng sa mạc.

Đăng ngày: 14/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News