Miếng băng keo thông minh giúp theo dõi bệnh Parkinson
Một nhóm nhà khoa học Mỹ và Hàn Quốc ngày 30/3 đã công bố trên tạp chí Công nghệ Nano Tự nhiên (Nature Nanotechnology) rằng họ đã tạo ra một thiết bị thông minh có kích thước nhỏ như miếng keo dán, giúp theo dõi hoạt động cơ bắp của những bệnh nhân mắc chứng động kinh hoặc Parkinson, sau đó có thể tự đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh.
Cho đến nay, việc theo dõi sóng động kinh và các rối loạn bất thường của bệnh Parkinson thường sử dụng các thiết bị điện tử cồng kềnh và máy quay video. Thiết bị mới nhìn giống một miếng băng keo y tế (Brand-Aid) nhưng sử dụng công nghệ nano và có thể dính trên da.
Ảnh: avanceyperspectiva.cinvestav.mx
Miếng băng keo thông minh này dày khoảng 1mm, gồm nhiều lớp màng nano siêu mỏng và các hạt nano, có kích thước nhỏ bằng các hạt nguyên tử và phân tử. Với cấu tạo này, thiết bị mới hạn chế được độ lớn và độ cứng, tiện lợi hơn rất nhiều trong việc theo dõi bệnh nhân
Các nhà nghiên cứu sử dụng các màng nano silicon siêu mỏng để chế tạo các cảm biến chuyển động, các hạt nano vàng để chế tạo bộ nhớ không dễ thay đổi và các hạt nano silica có tẩm thuốc để chế tạo thiết bị truyền động nhiệt. Nghiên cứu cho thấy khi bệnh nhân đeo miếng dán này trên cổ tay, nó sẽ đo và ghi lại hoạt động cơ học của bệnh nhân.
Nhờ sự trợ giúp của một thiết bị sưởi ẩm siêu mỏng gắn bên trong, các dữ liệu thu được sau đó sẽ "giải phóng" thuốc bên trong các phần tử nano, giúp tạo ra cơ chế đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân qua da.
Ngoài ra, còn có một cảm biến nhiệt cũng làm bằng các màng nano silicon giúp theo dõi nhiệt độ của da để tránh việc da bị bỏng rát trong quá trình đưa thuốc vào cơ thể.
Theo các nhà khoa học, các thiết bị giám sát trước đây thường không linh hoạt và gây bất tiện cho bệnh nhân. Thiết bị mới này có thể hạn chế được những điểm yếu của các thiết bị trước đây như không nắm bắt chính xác các thông tin về hoạt động cơ, tiêu thụ điện năng cao, đòi hỏi không gian lưu trữ và nhiều thiết bị điện tử đi kèm, lại thiếu cơ chế cung cấp thuốc qua da.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
