MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thử nhiều cách tối ưu cho phép các phi hành gia có thể dễ dàng di chuyển trong môi trường phi hoặc vi trọng lực, như trên trạm vũ trụ quốc tế ISS chẳng hạn, và giải pháp tốt nhất mà họ đưa ra: sử dụng súng bắn tơ như người nhện!

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực
Thiết bị sẽ bắn ra một sợi tơ với đầu từ tính.

Theo đó, các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác. Xin Liu, chuyên viên phụ trách kỹ thuật tại MIT cho biết: "Cơ chế của nó khá giống Người Nhện. Thiết bị sẽ bắn ra một sợi tơ với đầu từ tính. Khi đầu này tiếp xúc với một tấm thép, nó sẽ cố định sợi dây vào bề mặt nhờ lực từ. Khi đó, thiết bị sẽ bắt đầu tua ngược, giống như cần câu cá vậy, nhưng theo hướng ngược lại, và kéo người sử dụng lại. Bởi trong môi trường phi trọng lực, bạn không có trọng lượng nên một thiết bị nhỏ nhắn như vậy vẫn có thể kéo một người đi xung quanh mà không gặp khó khăn gì".

Với việc ngày càng nhiều nhà du hành vũ trụ làm việc trên không gian lâu hơn, những giải pháp như thế này sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Dù các nhà du hành vũ trụ như Tim Peake đã tìm cách điều chỉnh cuộc sống trong môi trường vi trọng lực bằng cách đẩy tường để di chuyển, hay bò bằng các tay vịn, chiếc súng bắn tơ vừa được phát triển sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng nhất định từ các nhà du hành vũ trụ.

Hiện tại, thiết bị được MIT gọi là "Orbit Weaver" vẫn chưa được thử nghiệm trên quỹ đạo thực sự. Tuy nhiên, Liu đã có cơ hội thử nó trong một chuyến bay giả lập, sử dụng quá trình rơi tự do để tạo ra cảm giác phi trọng lượng trong một khoảng thời gian chưa đầy một phút.

"Nó đã hiệu quả; tôi có thể bắn ra sợi tơ và di chuyển với nó. Nhưng tôi phải nói rằng rất khó để làm bất kỳ điều gì. Đây là lần đầu tôi ở trong môi trường phi trọng lực. Quá trình phi trọng lượng chỉ diễn ra khoảng 10 giây mà thôi. Cảm giác chóng mặt đến rất nhanh. Tôi cũng không thể di chuyển quá nhanh vì các giao thức an toàn trong máy bay. Mọi thứ chúng tôi làm đều phải tuân thủ quy định liên bang" - Liu giải thích.

Liu cho biết MIT không có kế hoạch thương mại hóa công nghệ này (dù sao đi nữa, đây cũng là loại công nghệ...vô dụng, trừ khi bạn tự sắm cho mình một... trạm không gian để sử dụng). Tuy nhiên, cố vẫn có kế hoạch hợp tác với các đối tác có mong muốn thúc đẩy công nghệ này tiến xa hơn nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Ngôi sao

Ngôi sao "ăn thịt" hành tinh cách Trái Đất 450 năm ánh sáng

Các nhà khoa học có thể lần đầu tiên quan sát được một ngôi sao trẻ "ăn thịt" hành tinh khác nhờ dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, NDTV hôm 19/7 đưa tin.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Quốc gia" không tồn tại trên Trái đất nhưng lại có tới 200.000 dân cư

Tuyên bố về sự thành lập của nhà nước mới được ông Ashurbeyli đưa ra trong buổi lễ tổ chức hôm 25/6 ở Vienna.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là "trung tâm dải Ngân hà"

Trái đất thuộc hệ Mặt trời, còn hệ Mặt trời lại là một phần của Dải ngân hà - hay Thiên Hà (Milky Way). Đây có lẽ là kiến thức cơ bản nhất cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về thiên văn vũ trụ.

Đăng ngày: 18/07/2018
Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Ngày 17/7, nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie, Washington, Mỹ thông báo đã xác định được 10 vật thể mới quay quanh sao Mộc.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News