Mộ cổ "sang chảnh" nhất thế giới: Dùng châu báu thay đất chôn cất chiến binh

Lần theo những nút màu bằng hổ phách kỳ lạ, các nhà khoa học Nga đã tìm thấy một chiến binh cổ đại được chôn cất không phải bằng đất mà bằng một loạt châu báu bằng hổ phách và đá quý, cùng với đất son và đá lửa.

Theo Acient Origins, các nhà khoa học Nga cho biết ngôi mộ cổ gây kinh ngạc vì "không có thứ gì tương tự từng được phát hiện trước đây".

Vị chiến binh cổ đại đã được phát hiện ở Petrozavodsk, dọc theo rìa phía Tây của hồ Onega ở Cộng hòa Karelia, Tây Bắc nước Nga. Ông được bọc trong da thú và đặt vào một lỗ hình bầu dục hẹp, phủ lên một lớp đất son đỏ và đá lửa, những thứ rất quý giá vào thời ông sống, khoảng 5.500 năm trước.


Những món trang sức bằng hổ phách đã giúp các nhà khoa học tìm ra vị trí của ngôi mộ - (Ảnh: Đại học Bang Petrozavodsk).

Sau đó, thay vì phủ đất, người chiến binh tiếp tục được phủ lên một kho báu đầy đồ trang sức bằng hổ phách và một loại đá quý đặc biệt. Ngay cả loại hổ phách dùng để làm trang sức cũng là một dạng hổ phách rắn hiếm có, chưa từng được tìm thấy ở Đông Âu trước đây. Số hổ phách được chế tác thành nút áo, mặt dây chuyền, các vật trang sức dạng đĩa...

Theo nhóm khảo cổ do phó giáo sư Aleksandr Zhulnikov từ Đại học Bang Petrozavodsk, họ đang tìm kiếm những thành lũy cổ đại chưa từng được khám phá dọc bờ Tây hồ Onega thì đã phát hiện ra ngôi mộ cổ hiếm thấy.


Một nhà khoa học tại nơi tìm thấy "ngôi mộ châu báu" - (Ảnh: Đại học Bang Petrozavodsk).

Dựa vào số châu báu và công cụ quý giá được đặt vào mộ, họ tin rằng ông phải là một người rất quan trọng với cộng đồng dân cư ở đó. Số châu báu và đồ dùng không phải đơn giản được đổ vào mộ để lấp thi hài, mà được xếp đặt cẩn thận theo từng lớp.

Không có yếu tố rõ ràng để xác định giới tính của người trong mộ, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm thấy một mũi nhọn - có thể là mũi giáo - bằng đá lửa được chế tác cẩn thận gần ngôi mộ, thứ thường đánh dấu cho một ngôi mộ nam giới theo thông lệ thời đó.

Số trang sức hổ phách còn cho thấy mối liên hệ giữa dân cư cổ đại trong khu vực với các bộ tộc bờ Nam biển Baltic, nơi được cho là nguồn gốc của số hổ phách.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News