Mô hình kỳ lạ được tìm thấy trong tế bào cơ thể người
Sự cân bằng tới kỳ lạ được ghi nhận khi gộp chung tế bào cơ thể người thành các nhóm dựa trên kích thước của chúng.
Từ các tiểu cầu mang oxy trong máu đến các tế bào thần kinh phân nhánh chi phối suy nghĩ của chúng ta, cơ thể người được cấu tạo từ rất nhiều loại tế bào.
Hình minh họa về một tế bào thần kinh. (Ảnh: Getty).
Dựa trên phân tích toàn diện của hơn 1.500 nguồn được công bố, một nhóm gồm các nhà khoa học từ Đức, Canada, Tây Ban Nha và Mỹ, đã công bố một nghiên cứu toàn diện về số lượng tế bào có trong cơ thể người.
Theo đó, mỗi người nam giới trưởng thành có tổng cộng khoảng 36 nghìn tỷ tế bào, trong khi nữ giới trưởng thành có xu hướng có khoảng 28 nghìn tỷ tế bào.
Ngoài tổng số tế bào, nghiên cứu còn tiết lộ một điều thực sự thú vị. Đó là nếu gộp tế bào thành các nhóm dựa trên kích thước của chúng, thì mỗi loại sẽ đóng góp một lượng gần như tương đương vào khối lượng của cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy dường như có sự tác động cân bằng tự nhiên nào đó đang diễn ra ở cơ thể người, vì bản chất kích thước tương đối của tế bào là vô cùng khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ cân bằng bất ngờ giữa số lượng tế bào và sinh khối. (Ảnh: PNAS).
Chẳng hạn như khi so sánh tế bào nhỏ nhất của cơ thể (Ví dụ: tế bào hồng cầu) với các tế bào lớn nhất (Ví dụ: sợi cơ), thì chúng chẳng khác nào khi so một con chuột chù với cá voi xanh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các tế bào của chúng ta có kích thước hoàn hảo cho các vai trò khác nhau của chúng, và bất kỳ sự gián đoạn nào đối với quy mô này thường cho thấy sự hiện diện của bệnh tật.
Trước đây, các nhà khoa học từng cố gắng ước tính số lượng tế bào trong cơ thể người. Tuy nhiên, điều khiến nghiên cứu mới này trở nên đặc biệt là cách họ đào sâu vào kích thước của các tế bào để tạo ra sự so sánh.
Dựa trên nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ tìm hiểu xem cơ thể người đang có xu hướng điều chỉnh kích thước và số lượng tế bào ra sao, để từ đó giữ cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Top 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ
Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe
Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
