Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Từ Trái Đất, chúng ta có thể quan sát vụ nổ siêu tân tinh của sao khổng lồ đỏ Betelgeuse khi nó chết vào cuối vòng đời.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học California mô phỏng những gì sẽ xảy ra nếu sao khổng lồ đỏ Betelgeuse chết và phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh. Họ tiến hành nghiên cứu dựa trên thực tế ngôi sao siêu lớn này sắp tiến tới cuối vòng đời. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Astrophysical Journal hôm 28/2.

Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ
Mô phỏng sao Betelgeuse trong vụ nổ siêu tân tinh. (Ảnh: IB Times).

Betelgeuse nằm trong chòm sao Orion cách Trái Đất khoảng 700 năm ánh sáng. Các quan sát cho thấy Betelgeuse lớn gấp khoảng 1.000 lần Mặt Trời. Trong hai năm qua, các nhà khoa học nhận thấy độ sáng của ngôi sao liên tục giảm. Đây có thể là dấu hiệu báo trước cái chết của nó. Họ dự đoán khi điều này xảy ra, ngôi sao sẽ sụp đổ dưới sức nặng từ trọng lực của chính nó, tạo ra một vụ nổ sao cực mạnh gọi là siêu tân tinh.

Xét theo kích thước khổng lồ và vị trí của ngôi sao, nhóm nghiên cứu cho rằng chúng ta có thể nhìn thấy siêu tân tinh Betelgeuse từ Trái Đất. Nó sẽ xuất hiện như một vệt sáng chói trên bầu trời trong thời gian dài. Độ mạnh của vụ nổ sẽ phụ thuộc vào khối lượng ngôi sao. Trong trường hợp Betelgeuse, các nhà nghiên cứu cho rằng vụ nổ siêu tân tinh sẽ giống một ngôi sao tĩnh, theo Jared Goldberg, trưởng nhóm nghiên cứu.

Trước đó, nhà khoa học Emily Levesque và cộng sự ở Đại học Washington kết luận Betelgeuse sẽ không phát nổ sớm. Hiện tượng giảm độ sáng của Betelgeuse do lớp vật liệu bên ngoài bắn ra từ ngôi sao gây ra. Nhóm nghiên cứu giải thích đây là quá trình tự nhiên, giải phóng các hạt bụi xung quanh ngôi sao. "Sao khổng lồ đỏ đôi khi phóng thích vật liệu từ bề mặt, tạo thành lớp bụi dày đặc bao quanh. Khi nguội đi và phân tán, các hạt bụi sẽ hấp thụ ánh một phần ánh sáng chiếu tới Trái Đất và cản trở tầm quan sát", Levesque giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Một nhóm các nhà khoa học từ Georgia Tech đã đưa ra một lời giải thích mới về cách băng hình thành trên Sao Thủy mặc dù nhiệt độ bề mặt thiêu đốt có thể đạt tới 400 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2020
Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Trong tương lai không xa, các nhà du hành vũ trụ hoàn toàn có thể tự trồng rau xanh ngoài không gian để thay thế thực phẩm từ Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Ảnh chụp từ kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới tiết lộ phần còn lại của một ngôi sao chết trong hệ sao SDSS J115219.99 + 024814.4.

Đăng ngày: 18/03/2020
11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải

11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải

Chuẩn tinh đôi, hành tinh lùn Haumea hay ngôi sao Tabby đều tồn tại những bí ẩn mà giới thiên văn chưa có lời giải đáp.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện thêm 139 hành tinh nhỏ ngay trong Hệ Mặt trời

Phát hiện thêm 139 hành tinh nhỏ ngay trong Hệ Mặt trời

139 hành tinh nhỏ, còn gọi là hành tinh vi hình đã lộ diện trong vùng tối phía sau Sao Hải Vương, có thể là manh mối dẫn đến hành tinh thứ chín.

Đăng ngày: 17/03/2020
Nga tiết lộ thời gian phóng tàu vũ trụ “cực khủng” lên Mặt trăng

Nga tiết lộ thời gian phóng tàu vũ trụ “cực khủng” lên Mặt trăng

RIA đưa tin, người đứng đầu Phòng Khoa học hành tinh hạt nhân thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Igor Mitrofanov cho biết, việc phóng tàu vũ trụ của Nga lên Mặt trăng sau 45 năm tạm dừng đã được lên kế hoạch vào ngày 01/10/2021.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tìm thấy mảnh vỡ hành tinh chứng minh nguồn gốc Mặt trăng

Tìm thấy mảnh vỡ hành tinh chứng minh nguồn gốc Mặt trăng

Mặt Trăng được hình thành như thế nào là câu hỏi mà các nhà khoa học đã đi tìm đáp án suốt hàng thế kỷ nay.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News